Nhập nhèm liên kết đào tạo

Tính đến tháng 82009, cả nước có 34 trường ĐH, CĐ được Bộ GDĐT phê duyệt chương trình liên kết đào tạo (LKĐT) với các nước: Mỹ, Anh, Pháp , Canada , Úc, Bỉ, Trung Quốc , Singapore ... Mới đây, tháng 32010, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận đã có văn bản yêu cầu các trường báo cáo chương trình LKĐT với những cơ sở giáo dục nước ngoài.

Các chươngtrình liên kết đào tạo quốc tế ngày càng nở rộ nhưng hiệu quả, chất lượngđến đâu thì người học, thậm chí các trường phía VN, vẫn không nắm rõ

Tính đến tháng 8-2009, cả nước có 34 trường ĐH,CĐ được Bộ GD-ĐT phê duyệt chương trình liên kết đào tạo (LKĐT) với cácnước: Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc, Bỉ, Trung Quốc, Singapore...Mới đây, tháng 3-2010, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có văn bản yêucầu các trường báo cáo chương trình LKĐT với những cơ sở giáo dục nướcngoài.


Nhắm mắt theo học


Chỉ mới ra mắt trong hơn một năm nay nhưng chương trình LKĐT quản trị kinhdoanh với ĐH Lincoln - Mỹ tại Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM đã thu hútkhoảng 150 sinh viên theo học. Tuy nhiên, nhiều sinh viên đang học chươngtrình này phân vân: “Khi đăng ký học, nhà trường nêu rõ sẽ cấp bằng mangtầm quốc tế nhưng chúng tôi không biết chương trình đào tạo có được tổ chứcgiáo dục nào công nhận hay không”.


Cũng mới ra đời gần đây nhưng nhiều chương trình LKĐT tại Trường Kinh doanhMiler - 100% vốn nước ngoài - đã thu hút khoảng 300 sinh viên theo học. Đốitác của Trường Kinh doanh Miler là Trường ĐH CentralQueensland (CQU, Úc).

Nhập nhèm liên kết đào tạo
Minh hoạ: Nguyễn Tài



Theo quảng cáo của Miler thì “CQU là một trong các trường có tốc độphát triển nhanh nhất Úc với nền giáo dục chất lượng cao và bằng cấp đạttiêu chuẩn quốc tế. CQU dẫn đầu bang Queensland trong việc thu hút sinh viên quốctế”.

Tuy vậy, các học viên theo học trường này vẫn không rõ chất lượng nhữngchương trình LKĐT như thế nào, chương trình được cơ quan kiểm định giáodục Úc công nhận ra sao... Trong khi đó, Miler chỉ cho biết chung chung:“Bằng cấp danh tiếng của CQU được công nhận rộng rãi trên toàn nước Úcvà thế giới. Năm 2007 và 2008, tài liệu hướng dẫn các trường ĐH của Úcđánh giá CQU đạt hạng “5 sao” về các tiêu chí”.


Theo khảo sát của chúng tôi, TPHCM hiện có gần 20 chương trình LKĐT với cáctrường của Mỹ, như: ĐH Southern Columbia, ĐH Troy, ĐH Lincoln, ĐH Missouri,ĐH Sullfork, CĐ Cộng đồng Houston... Trong đó, chỉ có bằng cấp của vàichương trình LKĐT được một số tổ chức giáo dục ở Mỹ, như: CHEA, SACS,DETC... công nhận; còn phần nhiều đều không được tổ chức giáo dục nào côngnhận.


Người học tự “bơi”


Theo TS Nguyễn Diệu Hùng, Giám đốc điều phối chương trình LKĐT với ĐHLincoln tại Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, do đây là chương trình đàotạo duy nhất của ĐH Lincolntại VN nên đã nhanh chóng thu hút sinh viên theo học. Bằng cấp của sinh viênsau khi ra trường do chính ĐH Lincoln cấp, được CHEA - Cơ quan Kiểm định giáo dụccủa Chính phủ Mỹ - công nhận.


Không được rõ ràng như chương trình LKĐT với ĐH Lincoln, hàng ngàn ngườitheo học gần 20 chương trình đào tạo CĐ, ĐH, thạc sĩ liên kết với các trườngĐH, CĐ của Anh, Úc,  Bỉ, Pháp, Singapore hiện vẫn mờ mịtthông tin về các chương trình này, dù đã bỏ ra một khoản tiền lớn.

Người học hầu như chỉ biết các chương trình LKĐT qua quảng cáo, nào chươngtrình học quốc tế, bằng cấp giá trị quốc tế, nào ra trường có tấm bằng quốctế dễ xin việc làm lương cao... Thế nhưng, khi chúng tôi đề cập chuyệnchương trình được tổ chức nào công nhận, giá trị bằng cấp đến đâu..., phầnđông người học đều không nắm rõ.


TS Trương Quang Được, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM,bức xúc: “Khi lên internet tìm kiếm các chương trình LKĐT với nước ngoài,nhiều phụ huynh và sinh viên thấy như rơi vào giữa mê hồn trận. Trường nàocũng giới thiệu thông tin tốt về mình, đào tạo hay, bằng cấp tốt. Có thể khimở chương trình đào tạo, nhiều trường cũng không biết đối tác liên kết ởnước ngoài như thế nào nữa! Các quy định, tiêu chí về chất lượng đào tạochương trình cũng đều bỏ ngỏ”.


Trong khi đó, TS Nguyễn Diệu Hùng nhìn nhận: “Sinh viên và phụ huynh muốnbiết trường tốt cũng không có kênh thông tin nào chính thức công bố. Vì vậy,người học phải tự “bơi”. Thậm chí, tôi biết có những đơn vị chỉ LKĐT trựctuyến trên mạng, mỗi môn học chỉ có giảng viên nước ngoài qua VN dạy vàingày rồi về. Thế nhưng, người học vẫn được bằng cấp quốc tế hẳn hoi!”.

 

Theo Nhập nhèm liên kết đào tạo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.