Quyền hạn của CSGT mặc thường phục

Đại tá Nguyễn Như Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên, cho rằng việc hai chiến sĩ CSGT mặc thường phục yêu cầu người vi phạm giao thông dừng xe để kiểm tra giấy tờ và sau đó truy đuổi khi họ bỏ chạy là đúng với quy định tại Thông tư 272009TTBCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn khi tuần tra, kiểm soát của CSGT Đường bộ.

Như tin đã đưa ngày 12-8 đãphản ánh, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên đã đình chỉ 3 tháng đối với thiếu úyTrương Đình Hoàng (Công an TP. Thái Nguyên) để điều tra về hành vi sử dụng súnggây chấn thương nặng cho nữ sinh viên Hoàng Thị Trà (sinh viên Trường Đại học Sưphạm Thái Nguyên).

Đại tá Nguyễn Như Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên, cho rằng việc haichiến sĩ CSGT mặc thường phục yêu cầu người vi phạm giao thông dừng xe để kiểmtra giấy tờ và sau đó truy đuổi khi họ bỏ chạy là đúng với quy định tại Thông tư27/2009/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn khi tuần tra, kiểmsoát của CSGT Đường bộ.

Quyền hạn của CSGT mặc thường phục
 
Nữ sinh Hoàng Thị Trà điều trị tại bệnh viện sau khi bị CSGT Thái Nguyên bắn thủng đùi

Tuy nhiên, trao đổi với phóngviên ngày 12-8, các chuyên gia pháp lý cho rằng hành động của hai CSGT TháiNguyên không đúng với quy định tại Thông tư 27/2009/TT-BCA.

Ngoài ra, cách “hiểu” những quy định trong Thông tư 27/2009/TT-BCA của lãnh đạoCông an tỉnh Thái Nguyên cũng không đúng với quan điểm của lãnh đạo Bộ Công an.

Khi thông tư này được ban hành, năm 2009, bên lề kỳ họp Quốc hội, trả lời phỏngvấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh đã nói: “Theo Thông tư số27/2009/TT-BCA của Bộ Công an, việc bố trí cán bộ, chiến sĩ “hóa trang” (mặcthường phục) được thực hiện trong hai trường hợp cụ thể và phải tuân thủ các quyđịnh của ngành, tuyệt đối không được lạm dụng".

Bộ Công an quy định CSGT mặc thường phục không được dừng xe để kiểm soát và xửlý vi phạm nên đây không phải là kẽ hở để tội phạm có thể lợi dụng.

Chỉ lực lượng công khai mới đượcdừng xe, xử lý vi phạm theo quy định. Do vậy, trong trường hợp người dân bịngười mặc thường phục xưng danh là CSGT đang “hóa trang” làm nhiệm vụ thì cóquyền yêu cầu cho xem chứng minh công an nhân dân hoặc giấy chứng nhận cảnh sátnhân dân để xác định thật, giả.

Khi thấy biểu hiện nghi vấn, người dân có thể yêu cầu được về cơ quan công anhoặc chính quyền nơi gần nhất để làm rõ và giải quyết.

Trao đổi với báo chí xung quanh kế hoạch của Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt -Công an TP. Hà Nội về thành lập các tổ CSGT “hóa trang” tuần tra phát hiện lỗivi phạm hồi tháng 4-2010, đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ -Đường sắt (Bộ Công an), cũng khẳng định: CSGT mặc thường phục khi làm nhiệm vụphải thường trực bộ đàm, khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay đến tổ CSGTcông khai để phối hợp dừng xe, xử lý; không được tự ý xử lý vi phạm.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Ban Tuyên truyền HộiLuật gia TP.HCM, khẳng định: Vụ việc CSGT Thái Nguyên mặc thường phục bắn bịthương nặng nữ sinh khiến dư luận thấy rằng quy định tại Thông tư 27/2009/TT-BCAcó thể bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi cướp, trấn lột... người dân.

Bên cạnh đề xuất bổ sung nội dung cấm CSGT mặc thường phục không được yêu cầudừng xe, xuất trình giấy tờ, không được mang theo vũ khí..., luật sư Nguyễn VănHậu còn cho rằng phải quy định rõ các chế tài đối với các cán bộ, chiến sĩ mặcthường phục mà vượt quá quyền hạn của mình hoặc vi phạm các quy định về việc mặcthường phục để tránh việc vi phạm các quy định này.
 

Theo Phùng Kha
Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.