"Thu phí ôtô vào trung tâm, TP HCM sẽ ngập xe máy"

Chiều 53, tại cuộc họp với UBND TP HCM, Sở Giao thông Vận tải trình đề án thu phí ôtô vào trung tâm thành phố do Công ty CP Công nghệ Tiên Phong (ITD) nghiên cứu đề xuất. Theo đề án, thành phố sẽ xây dựng 36 cổng thu phí tự động quanh khu vực hạn chế trên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh quận 5, 10.

Theo tínhtoán của ITD, nếu áp dụng thu phí ôtô vào trung tâm TP HCM thì xe gắn máy sẽtăng 13% và ôtô giảm gần 70%. Điều này làm dấy lên lo ngại giá cả hàng hóa sẽtăng cao và xe máy sẽ tràn ngập thành phố.

Chiều 5/3, tạicuộc họp với UBND TP HCM, Sở Giao thông Vận tải trình đề án thu phí ôtô vàotrung tâm thành phố do Công ty CP Công nghệ Tiên Phong (ITD) nghiên cứu đề xuất.Theo đề án, thành phố sẽ xây dựng 36 cổng thu phí tự động quanh khu vực hạn chếtrên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh quận 5, 10.

Các tuyến đườngnày bao gồm đường Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Rạch Bùng Binh, NguyễnPhúc Nguyên, đường 3/2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệtđến đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cảnh.

Tại mỗi cổng,thiết bị tính phí và camera chuyên dụng sẽ được lắp đặt để nhận dạng các loạixe. Đề án làm theo hình thức BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành) với tổngmức đầu tư ban đầu gần 1.300 tỷ đồng, thời gian để chủ đầu tư thu hồi vốn là 10năm.

Mức phí được đưara theo hai khung giờ. Giờ thấp điểm là 30.000 đồng (ôtô con, taxi) và 50.000đồng (xe khách, xe tải). Trong giờ cao điểm, mức phí này tăng lên tương ứng là40.000 và 70.000 đồng. Thời gian thu phí là 6h-20h hàng ngày (trừ ngày lễ, thứ 7và chủ nhật). Riêng xe buýt và xe công cộng không bị thu phí.

Ông Lâm ThiếuQuân, Tổng giám đốc ITD cho biết, đề án này dựa trên kinh nghiệm của thế giới vềđầu tư hệ thống thu phí, điển hình là Singapore, London (Anh), Stockholm (ThụyĐiển). Theo tính toán, khi áp dụng đề án, lượng ôtô con sẽ giảm 56% - 64%, cònxe gắn máy tăng lên 13%.

Nhiều sở ngành đãđưa ra ý kiến khác nhau về tính khả thi của đề án. Đại diện Sở Tài chính chorằng, đề án không có hiệu quả kinh tế xã hội và làm giá cả hàng hóa tăng cao."Chúng ta thu phí cả taxi có nghĩa là thu phí cả với xe thuộc vận tải hành kháchcông cộng và tất cả các xe chở vật tư cho các cửa hàng, trung tâm thương mạitrong thành phố... dẫn đến giá cả hàng hóa sẽ tăng cao. Giá cả tăng ai gánh? Xinthưa, người dân gánh hết. Đó là chưa kể, lập tức lạm phát sẽ tăng cao", vị đạidiện lập luận.

Đồng quan điểm,ông Trương Lâm Danh, Phó ban Pháp chế HĐND thành phố khẳng định, nếu triển khaiđề án thành phố sẽ phải xây dựng thêm các bãi giữ xe ngoài trung tâm bởi vìnhiều người đi ôtô sẽ không đi vào nội đô thành phố.

Còn ông NguyễnThành Tài, cố vấn giao thông cho UBND TP HCM khẳng định, nếu so sánh thành phốvới các nước trên thế giới thì chưa có mẫu số chung. Các thành phố thu phí ôtôvào nội đô chủ yếu có dân số trung bình nhưng lại có hệ thống giao thông côngcộng phát triển vượt trội; hệ thống thương mại, kinh tế hoàn chỉnh; hệ thốngtrường học nằm ngoài trung tâm... không giống như TP HCM.

Nguyên Phó chủtịch UBND thành phố cho rằng, khu trung tâm thành phố chỉ mới ùn ứ chứ chưa đếnmức kẹt xe. "Cứ nghiên cứu, nghiên cứu... không khéo lại dẫn đến ùn tắc. Nhu cầulớn nhất bây giờ là bãi đậu xe và cần phải nhanh chóng làm các dự án bãi xe ngầmtại trung tâm thành phố", ông Tài nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông cốvấn cũng lưu ý về các dự án đầu tư chiến lược của thành phố như di dời chợ đầumối, trường học, cảng biển... "Nếu kế hoạch này được thực thi từng bước cũng đãcó tác dụng giảm dần nạn ùn tắc giao thông", ông Tài nói.

Đại diện Viện Kinhtế cũng nêu quan điểm: "Theo tính toán của chủ đề án, nếu áp dụng thu phí thì xegắn máy sẽ tăng 13% và ôtô giảm gần 70%. Như vậy xe gắn máy sẽ tràn ngập trungtâm thành phố, liệu có ổn?"

"Thu phí ôtô vào trung tâm, TP HCM sẽ ngập xe máy"
Ôtô vào trung tâm thành phố ngày một tăng nhanh là nguyên nhân gây kẹt xe. Ảnh: CTV.

Trướcnhững ý kiến băn khoăn, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín đề nghịSở Giao thông và chủ đề án tiếp thu, nghiên cứu các ý kiến, sau đó Ủyban Mặt trận Tổ quốc thành phố sẽ lấy ý kiến dư luận về tính khả thi củađề án. "Những gì chưa có trong đề án mà dư luận xã hội đóng góp thì phảitiếp thu để hoàn chỉnh. Phải lấy ý kiến phản biện từ các nhà khoa học,thậm chí các chuyên gia nước ngoài...", ông Tín nói.

Đánh giá cao phảnbiện của các chuyên gia, Phó chủ tịch thành phố cho rằng, đề án Sở Giao thôngtrình chưa thực hiện bước thăm dò xã hội. "Cần phải thăm dò dư luận, lấy ý kiếncủa người dân để đề án được hoàn chỉnh, mang tính khả thi hơn; phải chứng minhnó phù hợp với thực tiễn của thành phố. Chúng ta phải lấy vấn đề ùn tắc giaothông, tức là lấy hiệu quả kinh tế xã hội đặt lên hàng đầu chứ không phải câuchuyện ai đầu tư", ông Tín khẳng định.

Theo Vnexpress



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.