Vụ nữ sinh cấp 3 Hải Phòng tố bác sĩ "luồn tay" vào ngực khi khám bệnh: Bác sĩ lên tiếng

Người trực tiếp khám bệnh cho các em nữ sinh ở Trường THPT Lê Quý Đôn (Hải Phòng) cho biết đã khám đúng quy trình chuyên môn

Bác sĩ N.N.L – người trực tiếp khám bệnh cho các em nữ sinh ở Trường THPT Lê Quý Đôn (Hải Phòng) cho biết đã khám đúng quy trình chuyên môn và hoàn toàn không động chạm đến da thịt các em.

>> Xôn xao việc bác sĩ nam đưa máy đo nhịp tim vào trong áo nữ sinh để khám sức khỏe


Liên quan đến vụ việc nữ sinh của Trường THPT Lê Quý Đôn (Hải Phòng) tố bác sĩ nam sàm sỡ khi khám bệnh chúng tôi đã có cuộc trao đổi với  bác sĩ N.N.L. – người trực tiếp khám cho các em.

Vụ nữ sinh cấp 3 Hải Phòng tố bác sĩ luồn tay vào ngực khi khám bệnh: Bác sĩ lên tiếng - Ảnh 1.

Nơi diễn ra sự việc

Theo bác sĩ L., vào sáng 26/8, anh cùng với 11 y bác sĩ của phòng khám đến khám sức khỏe cho các học sinh khối 12 tại Trường THPT Lê Quý Đôn (số 150 Cát Bi, Quận Hải An, Thành Phố Hải Phòng).

Sau đó, các bác sĩ đã lấy một phòng học để làm phòng khám và chia ra làm 5 bàn khám gồm: 2 bàn khám Nội, 1 bàn khám Mắt, 1 bàn khám Răng Hàm Mặt, 1 bàn khám Tai Mũi Họng.

Bác sĩ L. cho hay, ngoài ra trong phòng khám còn có 1 bác sĩ khám Nội hôm đó. Việc khám và kiểm tra sức khỏe  cho các em học sinh ở trong phòng học trước mặt nhiều học sinh và giáo viên của nhà trường.

"Để đảm bảo vấn đề tế nhị cho các em, tôi đã không yêu cầu các em cởi cúc áo mà đưa tay xuống dưới áo để đặt ống nghe vào khám. Tôi khám theo đúng chuyên môn, quy trình khám 3 điểm ở trên ngực, hoàn toàn không động chạm gì đến da thịt các em cả", bác sĩ L. nói.

Cũng theo bác sĩ L., ngay sau khi thông tin được các em học sinh đưa lên mạng xã hội, trưa 5/9, Ban giám hiệu Trường THPT Lê Quý Đôn và bác sĩ cùng các em học sinh đã có buổi làm việc.

"Tại buổi làm việc, chúng tôi đã trình bày hết các thông tin và băn khoăn của các em. Các em học sinh cũng đã hiểu và cho biết đây là lần đầu tiên bác sĩ nam khám phần nhạy cảm nên các em hơi ngại. Đồng thời, các em cũng kiến nghị nếu khám cho các em học sinh nữ ở phần nhạy cảm như khám tim thì nên cho bác sĩ nữ khám", bác sĩ L. kể lại.

Vụ nữ sinh cấp 3 Hải Phòng tố bác sĩ luồn tay vào ngực khi khám bệnh: Bác sĩ lên tiếng - Ảnh 2.

Bác sĩ khám bệnh cho các em học sinh (hình ảnh được các em học sinh ghi lại)

Cũng liên quan đến vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết mặt chuyên môn, bác sĩ phải đặt loa của ống nghe trực tiếp trên da của bệnh nhân mới đúng còn đặt bên ngoài áo sẽ có nhiều tiếng động khiến bác sĩ nghe sai, không chính xác. Như vậy, về mặt chuyên môn việc đặt loa ống nghe ở ngực khám là rất bình thường.

Theo TS.Dũng , bác sĩ nên khám ở chỗ kín hoặc phải có bình phông để che lại, các cháu sẽ đỡ ngại khi các bạn nhìn vào hoặc nên bố trí khám từng người một.

"Việc khám Nội, các bác sĩ được dạy rất rõ các điểm cần phải khám ở trên ngực và phải đặt đúng vị trí khám đó thì mới khám ra bệnh được. Việc đặt loa ống nghe lên ngực của các nữ học sinh là rất nhạy cảm nên bác sĩ cần phải nói rõ với các cháu để các cháu hiểu, tránh hiểu nhầm", PGS. TS Dũng nói.

Tuy vậy, PGS Dũng cho biết, thực tế từng có trường hợp bác sĩ lợi dụng khám để có hành vi xấu. Nhưng ngay thời điểm khám đó, người được khám cần phải lên tiếng về vấn đề đó ngay và không cho bác sĩ khám nữa. Còn sau khi bác sĩ khám xong mới lên tiếng thì hành vi đó là không được, có thể sẽ bôi nhọ bác sĩ.

Trước đó, ông Trần Đức Ngọc, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (số 150 Cát Bi, Quận Hải An, Thành Phố Hải Phòn) cho biết, vào sáng 26/8, Trường THPT Lê Quý Đôn có khám sức khỏe cho các học sinh khối 12 của nhà trường theo hợp đồng ký với Phòng khám Đa khoa Hiện đại (thuộc Công ty TNHH Hòa Nga).

Ông Ngọc cho biết thêm, ngay sau khi lễ khai giảng kết thúc (5/9), nhà trường đã làm việc với bác sĩ nam được học sinh nhắc đến khi chia sẻ trên mạng và một số học sinh nữ cũng như một số bác sĩ chuyên khoa.

Theo Trí Thức Trẻ

Bác sĩ

khám bệnh

nữ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.