Cứu sống bé sơ sinh 1 giờ tuổi lộ nội tạng ra ngoài thành bụng

Mới đây, ca phẫu thuật cứu sống bé sơ sinh Vũ Đặng Hồng Vân 1 giờ tuổi lộ nội tạng ra ngoài thành bụng...

Mới đây, ca phẫu thuật cứu sống bé sơ sinh Vũ Đặng Hồng Vân 1 giờ tuổi lộ nội tạng ra ngoài thành bụng đã diễn ra tại Bệnh viện Sản Quảng Ninh.

Mới đây, ca phẫu thuật cứu sống bé sơ sinh  Vũ Đặng Hồng Vân 1 giờ tuổi lộ nội tạng ra ngoài thành bụng đã diễn ra tại Bệnh viện Sản Quảng Ninh. Bé được chuyển đến viện trong tình trạng khối thoát vị rốn, ruột và các tạng trong bọc lộ ra ngoài thành bụng. 

Cứu sống bé sơ sinh 1 giờ tuổi lộ nội tạng ra ngoài thành bụng

Bé sơ sinh  Vũ Đặng Hồng Vân (nguồn: internet).

Bác sỹ Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc BV Sản Nhi Quảng Ninh – người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi Vũ Thị Hồng Vân cho biết, tại thời điểm nhập viện tối ngày 6/8, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, chỉ định mổ cấp cứu phẫu thuật phục hồi thành bụng, tiên lượng bệnh nhân rất nặng. 

Bác sỹ Hùng còn cho biết thêm, ca phẫu thuật diễn ra trong vòng khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ và đến hơn 1h sáng ngày 7/8 thì kết thúc. Trong quá trình mổ có thời điểm bệnh nhân hạ thân nhiệt do phải trải qua quá trình chuyển viện. Hiện thời, sau ca phẫu thuật sức khỏe của bé đã tạm ổn định. 

Cứu sống bé sơ sinh 1 giờ tuổi lộ nội tạng ra ngoài thành bụng

Ca phẫu thuật diễn ra trong vòng khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ (Ảnh: BVCC).

Trước đó, mẹ của bé đã được khoa Chẩn đoán trước sinh Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh chẩn đoán con mắc hội chứng này, hẹn vào BV Sản Nhi Quảng Ninh để sinh con. 

Tuy nhiên, do sinh non bất ngờ nên gia đình đã không kịp đưa sản phụ đến BV Sản Nhi Quảng Ninh, mà sinh non tại Bệnh viện ĐK KV Cẩm Phả ngày 6/8). 

Cứu sống bé sơ sinh 1 giờ tuổi lộ nội tạng ra ngoài thành bụng

Sau ca phẫu thuật sức khỏe của bé đã tạm ổn định (nguồn: internet).

BS Hùng cho biết, thoát vị rốn là hiện tượng một phần của cơ quan trong ổ bụng lồi ra ngoài ổ bụng tại lỗ rốn (ví dụ: ruột, mạc nối …). Các cơ quan này vẫn còn được che phủ bởi một màng rốn mỏng (trẻ sơ sinh) hay màng da mỏng (trẻ lớn hơn). Nguyên nhân thường là do bẩm sinh khi cơ thành bụng tại lỗ rốn bị khiếm khuyết và không đủ sức giữ các tạng dưới áp lực của ổ bụng. 

Căn bệnh này có thể chẩn đoán được trong thời kì tiền sản khi mẹ siêu âm thai. Nếu không cũng sẽ được chẩn đoán dễ dàng khi bé chào đời. 

Cách đây không lâu, một bé trai có tên Teddy đến từ Brisbane, Úc cũng gặp phải trường hợp tương tự. Bố mẹ cậu bé phát hiện con trai mình có dị tật bẩm sinh trong  một lần siêu âm ở tuần thứ 12 của thai kỳ.  Bác sỹ đã phát hiện ra phần ruột của thai nhi thoát ra ngoài qua một lỗ hổng và khuyên cô nên phá thai bởi ông đã từng trải qua ba trường hợp tưởng tự. Tuy nhiên Hodgson và chồng, anh Stephen đã từ chối lời khuyên và sau khi tìm hiểu trên mạng, họ bất ngờ phát hiện ra rằng 95% đứa trẻ với dị tật tương tự vẫn sống sót sau thai kỳ.  

Cuối cùng con trai Teddy của họ đã ra đời vào tháng 12 năm ngoái. Ngay sau khi sinh ra, các bác sỹ đã nhanh chóng hành động để cứu sống cậu bé. Bé được bọc trong túi silo trong gần 2 tuần để phần bụng có thời gian phát triển và phần nội tạng có thể đặt lại vào ổ bụng. Tám tuần sau đó, Teddy được xuất viện. Hodgson mẹ của Teddy chia sẻ:  "Thằng bé là một đứa trẻ vui vẻ, cháu luôn cười và thích nói chuyện với mọi người, vô cùng đáng yêu".


Theo Khỏe & Đẹp


Trẻ sơ sinh

bệnh lạ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.