Vụ tranh giành quyền nuôi con gái 7 tuổi: Người mẹ được cho là phóng hỏa, tự đập đầu khi đến thăm con lên tiếng

Trao đổi với chúng tôi, bà N.T.H cho biết trong khoảng 3 năm nay, bà rất ít được tiếp xúc với con gái.

Trao đổi với chúng tôi, bà N.T.H cho biết trong khoảng 3 năm nay, bà rất ít được tiếp xúc với con gái, đồng thời bà còn cho biết bé gái 7 tuổi không được bố cho đi học, viết tên mình không rành.

Liên quan đến vụ việc tranh giành quyền nuôi con là bé T. (7 tuổi) giữa bà N.T.H và ông H.H.N (ngụ Bình Thạnh), ngày 9/11 trao đổi với chúng tôi, bà H. cho biết từ khi ly hôn với ông N. (khoảng 3 năm trước đến nay), bà rất ít được gặp bé T. (7 tuổi, con gái chung của bà và ông N.) vì bị ông N. tìm cách cản trở.

Theo lời kể của bà H., lần cuối cùng bà được gặp con gái là khoảng tháng 2/2018, trước đó số lần gặp giữa bà và bé T. rất ít, bà H. cũng không được dẫn bé ra ngoài để đi chơi.

"Những lần tôi đến thăm con thì đều có sự xuất hiện của ông N., ông N. ngồi kế bên, tôi không được phép dẫn con gái đi chơi. Một lần hiếm hoi tôi đến thăm bé, ông N. đi toilet nên bé T. nói có bí mật nói cho tôi nghe nhưng phải hứa không được nói cho ông N. Bé nói con yêu mẹ, mẹ không được nói bố sẽ la con", bà H. kể lại.

Bà H. cho biết bà nghi ngờ ông N. không cho bé T. đi học, không cho bà biết bé T. đang học ở trường nào và dù 7 tuổi nhưng bé T. không viết rõ tên của mình.


Vụ tranh giành quyền nuôi con gái 7 tuổi: Người mẹ được cho là phóng hỏa, tự đập đầu khi đến thăm con lên tiếng-1Vụ tranh giành quyền nuôi con gái 7 tuổi: Người mẹ được cho là phóng hỏa, tự đập đầu khi đến thăm con lên tiếng-2Vụ tranh giành quyền nuôi con gái 7 tuổi: Người mẹ được cho là phóng hỏa, tự đập đầu khi đến thăm con lên tiếng-3

Văn bản nhận định của toà án do bà H. cung cấp, trong đó có nhắc tới việc bà H. tố cáo ông N. cản trở bà trong việc thăm con.
 

"Tôi không có ý định tranh giành quyền nuôi con, tôi chỉ muốn con gái tôi được đi học đàng hoàng, được sự chăm sóc của cả bố lẫn mẹ, được sống trong môi trường an toàn, hưởng đầy đủ quyền lợi của trẻ. Từ ngày 5/3/2016 trước khi ly hôn, ông N. dẫn bé T. đi ra khỏi địa phương và không cho tôi gặp con, điều này chính quyền địa phương có biên bản ghi nhận", bà H. nói.
Vụ tranh giành quyền nuôi con gái 7 tuổi: Người mẹ được cho là phóng hỏa, tự đập đầu khi đến thăm con lên tiếng-4

Hiện vụ việc giành quyền nuôi bé gái 7 tuổi giữa ông N. và bà H. đang đợi phiên tòa phúc thẩm xét xử trong thời gian tới (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, bà H. cũng cho biết hiện bà đủ khả năng để nuôi bé T., việc bà đang mang bầu bé thứ 3 và nuôi bé gái 17 tháng tuổi (không phải con chung với ông T.) không ảnh hưởng gì đến việc bà chăm sóc tốt cho bé T. Đồng thời, bà H. cho biết những hình ảnh, clip bà đập phá, phóng hỏa nhà của gia đình ông N. liên quan đến việc tranh chấp tài sản chứ không thuộc việc tranh giành quyền nuôi con.
Vụ tranh giành quyền nuôi con gái 7 tuổi: Người mẹ được cho là phóng hỏa, tự đập đầu khi đến thăm con lên tiếng-5

Bà H. cho biết những hình ảnh, clip bà đập phá, phóng hỏa nhà của gia đình ông N. (do phía bên ông N. cung cấp) liên quan đến việc tranh chấp tài sản chứ không thuộc việc tranh giành quyền nuôi con.

Bà H. cho rằng việc ông N. nói bé T. sợ hãi khi gặp mẹ, không muốn tiếp xúc với bà cần phải có bác sĩ tâm lý trò chuyện với bé. "Bé cần phải được bác sĩ tâm lý khám, nói chuyện với bé để biết lý do sao không muốn gặp mẹ. Ông N. nói tôi bị thần kinh, tôi sẵn sàng đi giám định nếu như TAND có yêu cầu. Tôi cũng yêu cầu tòa thay đổi thẩm phán trong kỳ phúc thẩm sắp tới", bà H. trình bày.
Vụ tranh giành quyền nuôi con gái 7 tuổi: Người mẹ được cho là phóng hỏa, tự đập đầu khi đến thăm con lên tiếng-6

Đơn yêu cầu giám định tâm thần bà H. do ông N. gửi.

Trong khi đó, ông N. cho biết hiện tại bé T. đang theo học tại một trường quốc tế hàng đầu ở TP.HCM. Việc bà H. nói ông không cho con gái đi học là sai sự thật. "Tôi cũng đã cung cấp các chứng cứ về cuộc sống, sinh hoạt và học tập của bé T. cho tòa, bé đang phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần", ông N. nói.

Ông N. cho biết ông luôn khuyến khích bé T. tiếp xúc với mẹ chứ chưa bao giờ không cho, ngăn cản bé T. gặp mẹ. Nhưng việc bé T. có muốn tiếp xúc hay không đó là quyền của bé, ông tôn trọng ý kiến của con bởi bé T. sợ hãi và không muốn nhắc đến mẹ.

"Mặc dù bà H. liên tục khủng bố gia đình tôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tôi chăm sóc, nuôi dưỡng bé T., gây chấn thương tâm lý cho bé nhưng tôi vẫn cố gắng khuyến khích bé tạo tình cảm với mẹ", ông N. chia sẻ.

"Tôi mong muốn tòa cấp phúc thẩm sẽ bác đơn khởi kiện của bà H., đồng thời chấp thuận yêu cầu phản tố của tôi", ông N. nói.

Theo Thời đại


giành quyền nuôi con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.