Bắt vợ nghỉ việc ở nhà không được, chồng lồng lộn khi thấy cô mua sữa biếu bố mẹ đẻ và cái kết cho cuộc hôn nhân “địa ngục”!

"Đám cưới hai đứa bố mẹ anh lo tất cả rồi sau đó, toàn bộ tiền mừng cưới cũng lấy luôn vì lí do trả nợ cỗ cưới", nàng dâu kể.

Mỗi người dù đã kết hôn thì vẫn nên có công việc riêng, nguồn thu nhập riêng. Chẳng có gì hạnh phúc bằng tự chủ kinh tế.

Người phụ nữ rơi vào gia đình chồng khó chiều

Một cô vợ chia sẻ bài viết sau khi ly hôn thành công. Sau tất cả, cô đã rời khỏi nhà chồng với đầy rẫy những điều khó chịu, khó chấp nhận.

Gia đình chồng buôn bán. Cũng vì lí do đó mà chồng cô không học đại học, ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3 đã ở nhà phụ bố mẹ bán hàng.

“Vì làm chung cho bố mẹ nên anh ấy không có lương tháng, không có thu nhập gì bên ngoài hết cả. Anh ở nhà bố mẹ, ăn cơm bố mẹ, quần áo hay đồ sử dụng cũng là mẹ anh lo hết.

Hồi anh ấy tán tỉnh, mình không hỏi kĩ công việc, anh bảo rằng kinh doanh buôn bán. Đến sau này, mình mới biết là làm cùng bố mẹ chứ nào có nguồn tiền riêng gì. Đám cưới hai đứa bố mẹ anh lo tất cả rồi sau đó, toàn bộ tiền mừng cưới cũng lấy luôn vì lí do trả nợ cỗ cưới”, cô con dâu kể.

Bắt vợ nghỉ việc ở nhà không được, chồng lồng lộn khi thấy cô mua sữa biếu bố mẹ đẻ và cái kết cho cuộc hôn nhân địa ngục”!-1
Ảnh minh họa.

Ngay từ ngày đầu đó, cô đã thấy vấn đề hiển hiện rồi. Cuộc sống nhà chồng được định sẵn là sẽ khó khăn. Sau khi vợ chồng kết hôn, chồng cô vẫn tiếp tục làm công việc ngày xưa và vẫn chẳng có lương hay thu nhập hàng tháng. Bố mẹ chồng hay chính chồng cô chẳng bao giờ nhắc đến chuyện đó.

Người vợ nghĩ rằng họ dù sao cũng nên có khoản tiền riêng tiết kiệm, còn lo cho tương lai. Cô trình bày ý kiến với chồng thì anh ta gầm lên cho rằng cô có ý chia cắt gia đình.

Bây giờ anh làm cũng là làm cho mình trong tương lai. Hai vợ chồng ở chung, ăn chung chẳng mất đồng nào, chẳng tiêu xài thì lấy lương làm gì.

“Hai vợ chồng cãi vã nhiều chỉ vì vấn đề tiền bạc đó. Mình đi làm lương chẳng có bao nhiêu, muốn làm gì lại phải nhắn chồng xin bố mẹ chồng. Những điều ấy khiến mình áp lực vô cùng”, cô vợ kể.

Sự tự chủ là điều quan trọng bậc nhất. Nếu như không có nó thì cuộc sống vô cùng khó khăn. Hãy cùng tiếp tục nghe câu chuyện trên để xem tình hình như thế nào.

Ép vợ nghỉ việc ở nhà làm chung và cái kết

Cô vợ kể: “Một thời gian sau, bố mẹ chồng và chồng bàn tính chuyện mình nên ở nhà kinh doanh với gia đình. Chồng nói luôn rằng bây giờ đi làm chẳng được bao nhiêu, mình ở nhà phụ bố mẹ rồi đến bữa cơm nước, dọn dẹp, đỡ phải tất bật sáng đến công sở tối lại về.

Đương nhiên mình không chấp nhận. Nhà chồng buôn bán phân bón với thức ăn gia súc. Mình sức khỏe yếu, làm không quen. Công việc chủ yếu bê vác rồi phân phối hàng họ. Mình học đại học mấy năm bây giờ ở nhà làm vậy, bố mẹ mình mà biết cũng đau lòng. Vậy là từ đó, lúc nào chồng cũng mặt nặng mày nhẹ nói mình ích kỷ, chỉ biết tính toán riêng chứ chẳng nghĩ gì cho chồng hay gia đình chồng”.

Dù đi làm, cô vẫn đến bữa về nhà nấu nướng, lo toan dọn dẹp chưa bao giờ khiến người nhà chồng phải đụng tay. Thế nhưng người chồng vẫn ép vợ ở nhà. Cô vợ hiểu rõ luôn rằng nếu như mình ở nhà thì hai vợ chồng hoàn toàn không có thu nhập. Đến lúc ấy có lẽ mua cái tăm xỉa răng cũng phải ngửa tay xin bố mẹ chồng.

Bắt vợ nghỉ việc ở nhà không được, chồng lồng lộn khi thấy cô mua sữa biếu bố mẹ đẻ và cái kết cho cuộc hôn nhân địa ngục”!-2
Ảnh minh họa.

“Đỉnh điểm là khi mẹ mình đau lưng, mình đọc được trên mạng và xem quảng cáo nên quyết định mua cho mẹ đẻ hộp sữa chống loãng xương. Nghĩ đi nghĩ lại, mình cũng mua một ít thuốc bổ biếu bố mẹ chồng chứ không có chuyện bên trọng bên khinh.

Thế rồi mọi chuyện đến tai chồng. Anh ấy gầm gừ lên bảo mình đã lấy chồng còn lo chuyện bên ngoại. Anh ấy bảo mình đi làm được đồng nào thì dấm dúi cho bên đấy nên mới không chịu nghỉ việc.

Nghe đến đấy, mình nói thẳng: ‘Tôi mua đồ biếu bố mẹ tôi bằng tiền mình làm ra chứ đâu xin của anh đồng nào. Từ lúc cưới nhau đến giờ, sự thật là anh cũng chưa đưa cho người làm vợ là tôi đây lấy 1 xu đâu đấy. Còn công việc của tôi, đó là điều tôi phấn đấu bao năm bảo bỏ là bỏ làm sao. Anh đừng áp đặt suy nghĩ của anh rồi ép tôi phải theo’. Ngay sau đó, mình cũng quá mệt mỏi và tuyên bố ly hôn, tự giải thoát cho mình”, cô vợ chia sẻ thêm.

Hiện tại, cô độc thân, vẫn tiếp tục công việc của mình. Mỗi ngày cô được làm điều mình thích, chẳng sợ ánh mắt dò xét hay lời mắng mỏ ích kỷ của ai nữa. Cuộc sống tự do như thế đôi khi mới lạ hạnh phúc nhất.

Nói gì thì nói, lấy chồng không có nghĩa là phụ nữ phải buông bỏ đi toàn bộ cuộc sống trước đó. Họ vẫn có những riêng tư, sự nghiệp nhất định. Những sự gượng ép sẽ chỉ càng khiến cho mối quan hệ xuất hiện những vết rạn nứt mà thôi.


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/bat-vo-nghi-viec-o-nha-khong-duoc-chong-long-lon-khi-thay-co-mua-sua-bieu-bo-me-de-va-cai-ket-cho-cuoc-hon-nhan-dia-nguc-162212407151551859.htm

mẹ chồng

Hôn Nhân


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.