Bố chồng, mẹ chồng thời @!

Câu chuyện của chị Loan cứ khiến cho các bà mẹ khác cứ gọi là há hốc miệng. Song xem ra chẳng hề hấn gì so với chuyện của một... bà mẹ chồng không kém phần đặc biệt khác. Chị Hương đường đường là một tiến sĩ về văn hóa có tiếng tăm ở một trường đại học tận TPHCM. Theo chồng vào Nam sinh sống, vị nữ tiến sĩ luôn mong ước kén được một nàng dâu đất Bắc cho chàng quý tử độc nhất của mình

Tôi tình cờ góp mặt trong một cuộc gặp gỡ đầu năm vô cùng thú vị của nhóm các bàmẹ có tuổi đời khoảng U.50 làm đủ các nghề. Trong câu chuyện rôm rả đầu năm củacác bà mẹ này, tôi phát hiện ra họ chỉ xoay quanh mỗi vấn đề “mẹ chồng, condâu”.


Từ những bà mẹ chồng đáng yêu…

Chị Loan – nhân vật chính trong câu chuyện về mẹ chồng nàng dâu nói trên - làgiáo viên dạy văn tại một trường THPT có tên tuổi của Hà Nội. Nhìn cách cô Loanăn mặc, tất thảy bạn bè cùng trang lứa đều phải ghen tị bởi phong cách trẻtrung, thanh lịch mà không kém phần sang trọng.

Năm Tân Mão của chị Loan được chào đón rất hoan hỉ, bởi cùng lúc, chị sẽ đượclên hẳn hai chức: Bà nội và bà ngoại. Chị rổn rảng khoe với chúng tôi: “Con gáithì đang có chửa, còn con dâu thì sắp sinh rồi, mà con trai hẳn hoi nhé! Bà tuổimèo, cháu đích tôn cũng tuổi mèo. Sung sướng lắm các cậu ạ!”.

Cô con dâu sinh năm 1987 của chị Loan quả là có phước khi có bà mẹ chồng nhưchị. Rồi chị kể, cháu nó sức khỏe hơi yếu, làm ở Viettel bận rộn lắm, nên tôithương con dâu cực kỳ! Vợ chồng đi làm về là đã có cơm ăn, ăn xong cũng chẳngcần phải rửa bát vì sợ “ảnh hưởng em bé”.

Đến cả cái áo, cái quần cũng chẳng cần phải mua gì sất, đồ cho em bé cũng đượcchị tỉ mẩn sắm từng chiếc một. “Nhiều người bảo tôi chiều con dâu quá, chiều quáhóa hư. Nhưng tôi xem nó như con gái mình vậy, thương lắm! Thôi thì chăm cho mẹcon nó cũng là niềm vui của mình! Thời buổi này, chúng nó... đẻ được cho mìnhđứa cháu là vui lắm rồi các cậu ạ!” – bà mẹ chồng này đúc kết.
Bố chồng, mẹ chồng thời @!
Các nàng dâu đều mong muốn có một bà mẹ chồng tâm lý (Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet).

Câu chuyệncủa chị Loan cứ khiến cho các bà mẹ kháccứ gọi là há hốc miệng. Song xem rachẳng hề hấn gì so với chuyện của một...bà mẹ chồng không kém phần đặc biệtkhác. Chị Hương đường đường là một tiếnsĩ về văn hóa có tiếng tăm ở một trườngđại học tận TPHCM.

Theo chồng vào Nam sinh sống, vị nữ tiếnsĩ luôn mong ước kén được một nàng dâuđất Bắc cho chàng quý tử độc nhất củamình. Cầu được ước thấy, ngày đẹp trờicon trai chị dẫn ngay một cô gái xinhxắn gốc Hà thành là bạn học cùng lớp vềra mắt. Quý con dâu tương lai ngay cáinhìn đầu tiên, mẹ chồng tương lai tỏ rarất đon đả nhiệt tình với cô gái. Dịpcuối tuần, chị lại trổ tài các món ănmiền Bắc như bún chả, bún riêu, phởgà... rồi gọi con dâu tương lai đếnthưởng thức.

Thế rồi, trong một lần tạt sang phòngtrọ thăm con dâu tương lai, chị độnglòng khi thấy cảnh học trọ của cô gáikia, liền nằng nặc kéo nàng về tận nhàmình để... ở. Chị phân bua: “Nhà tớ rộngrãi thừa phòng, trong khi con bé lại ởlụp xụp, ăn uống không đảm bảo. Về nhàđứa nào phòng ấy, học hành càng bảo bannhau có phải tốt không!”. Kế hoạch củamẹ chồng rất may hoàn toàn trót lọt. Cảnhóm cười hỉ hả, bảo chưa thấy ai rướccon dâu tương lai về ở trước như thế.

…đến các ông bố chồng tâm lý!


Nghe bạn bè khoe con dâu một cách tựhào, chị Hằng – một nhà báo lâu năm -lại thở dài thườn thượt khi nhắc đếntình cảnh của mình. Chả là chị có ôngchồng khó tính và gia trưởng nổi tiếngkhắp cả xóm ở phố Khâm Thiên. Và khi cănnhà tập thể khiêm tốn của anh chị đónthêm cô dâu mới thì “danh tiếng” củachồng chị càng có dịp “lan tỏa”.

Trước ngày cưới, ông bố chồng gia trưởngđến mức, nhà trai chủ động về Thái Bìnhđặt vấn đề trước, thì nhà gái cũng phảichiếu lệ lên Hà Nội gặp nhà trai đúngtừng ấy lần. Thế là cứ đi lên rồi lại đivề chỉ để bàn chuyện xôi, cỗ, lễ,trầu... không dưới 10 lần. “Mỗi lần nhàthông gia lên chơi, tớ cứ gọi là phátrun phát sốt vì sợ ông ấy lại nghĩ ramột món gì đó mới để bàn với nhà gái.Chỉ khổ thân anh chị thông gia, cứ khépnép gật đầu, chứ cũng không dám có ýkiến dài dòng!”.

Sau đám cưới, chồng chị Hằng một mựckhông cho con trai ra ở riêng, dù nhàrất chật chội. Với lý do là con trai condâu mới về phải ở với bố mẹ phụng dưỡngbố mẹ cho “có hơi có tiếng”. “Ấy thế màlão ấy cũng thương con dâu phết đấy. Từngày con bé có mang, lão ấy chăm làmviệc nhà hẳn lên. Quét tước lau dọn đâura đấy. Con dâu đi làm về thì tranh dắtxe vào nhà. Nó nấu món gì ngon là cứ gậtgà gật gù, làm mẹ con tớ cứ ngồi cườirúc rích!” – chị Hằng không giấu nụ cườitự hào khi kể về gia đình mình.

Tất nhiên vẫn còn không ít trường hợp éole, dở khóc dở mếu của các nàng dâu trẻkhi về nhà chồng. Ông bà có câu “Con gáilà con người ta, con dâu mới thật conbà, bà ơi!” ngẫm ra cũng đúng. Nếu xemcon dâu như con đẻ của mình, quý con dâunhư chính đứa con mình sinh ra, thì cólẽ bản thân các ông bố chồng, mẹ chồngsẽ thấy mình may mắn khi có thêm mộtngười con, thay vì áp đặt cho các cô condâu những suy nghĩ, nếp sống đang dầntrở nên cứng nhắc trong thời đại @ hiệnnay!
 


Theo Hải Minh
LĐO
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.