Nghĩ đến Tết lại thấy... hãi hùng

Người người, nhà nhà hăm hở đếm ngược đến Tết, còn Yến cứ năm cùng tháng tận lại ngấm ngầm mong ước thời gian trôi thật chậm, Tết mãi đừng gõ cửa.

Người người, nhà nhà hăm hở đếm ngược đến Tết, còn Yến cứ năm cùng tháng tận lại ngấm ngầm mong ước thời gian trôi thật chậm, Tết mãi đừng gõ cửa.

Có thâm niên làm dâu cả chục năm, Yến đã kinh qua mọi nỗi vất vả của nàng dâu một mình gánh vác việc lo Tết. Mẹ chồng đã già không còn sức đụng tay vào những việc nặng nhọc nhưng vẫn hăng hái nghề sai vặt và điều khiển từ xa. Chồng Yến là con trai duy nhất, Yến không biết chạy đâu cho thoát trách nhiệm cao quý của một nàng dâu cả.

Hầu như Tết năm nào, cả nhà cũng đón Việt kiều. Gia đình cô em chồng sinh sống bên Mỹ, vợ chồng ông chú ruột lao động ở Nga, cứ đến ngày đưa ông Công, ông Táo về trời là đã phấn khởi kéo nhau về quê. Nhà vốn không rộng rãi gì, hơn nửa tháng Tết nhất lại càng chật chội, ồn ào hơn.

Nghĩ đến Tết lại thấy... hãi hùng

Gần hai chục ngày lễ, một mình Yến lo chợ búa, nấu nướng cho mười mấy miệng ăn. Vì người thân cả năm mới về quê một lần nên bữa cơm không thể xuề xòa. Yến mệt bở hơi tai vì phải nghĩ ra thực đơn vừa sáng tạo, sung túc, vừa đậm chất Việt Nam. May ở cơ quan Yến không đảm nhiệm quá nhiều việc chứ không cuối năm vừa gồng mình chạy deadline vừa nơm nớp lo việc nhà, chắc cô đến phải nhập viện.

Nhà được mỗi chiếc ô tô và hai xe máy, Tết về, gia đình cô em dành đi xe bốn bánh, còn hai xe máy, một chiếc nhường cho bố chồng đi loanh quanh ngắm phố phường, chiếc còn lại để vợ chồng ông chú đi thăm bà con. Vợ chồng Yến muốn đi đâu cũng phải thuê xe hoặc nhờ bạn bè đến đón, lâu dần bực mình chả còn muốn ra khỏi nhà.

Càng gần đến giao thừa, Yến càng phải vắt chân lên chạy đua để kịp mua sắm tươm tất quà cáp, lễ bộ, đồ ăn, đồ trang trí Tết đúng như ý mẹ. Nhà chồng Yến ăn Tết thường rất kỹ, đầy đủ mọi nghi thức từ gói bánh chưng, tự làm mứt, kẹo Tết đến đi tạo mộ, về quê thăm hỏi bà con hai họ, cúng Táo Quân, cúng tất niên, cúng giao thừa, cả ba ngày Tết ngày nào cũng phải làm mâm cỗ cúng gia tiên,...

Yến thui thủi suốt ngày lo nấu nướng, dọn dẹp. Có lần mới mở miệng nhờ cô em chồng giúp đã bị mẹ chồng nói vào nói ra “Khổ thân nó ở xứ người quanh năm suốt tháng nai lưng làm neo làm móng giờ về nhà lại phải chui vào bếp làm cơm”. Năm nào cũng vậy, chỉ có sáng sớm mồng Một, khi cả nhà đang say ngủ, Yến mới được thảnh thơi, yên tĩnh ngắm chính mình. Không có thời gian làm tóc, đi chăm sóc da mặt, gái một con mà trông Yến phờ phạc như đã sinh nở cả chục lần. Cô tủi thân không biết bỏ đâu cho hết, mẹ cứ làm như mỗi mình con gái mẹ là cần được nghỉ ngơi còn con dâu thì sức chịu đựng phi thường như trâu bò.

Yến không ghét bỏ ngày Tết và không khí đông vui, nhộn nhịp khi đại gia đình sum họp, không ngại việc phải lo toan, sắm sửa. Nhưng ước gì mọi người chịu chung tay giúp đỡ. Chồng bớt liên hoan nhậu nhẹt, mẹ chồng bớt khắc khe, mọi người bớt hưởng thụ thú vui riêng để san sẻ gánh nặng của những nàng dâu muôn đời bị đổ trách nhiệm vừa đảm đang, dịu dàng, khôn khéo, lại phải duyên dáng, xinh đẹp cho mát mặt nhà chồng, thì niềm vui đón Tết đã thiêng liêng, trọn vẹn hơn.

Theo Dân Trí



Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.