Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc - Anh hùng chống Covid-19: Người phụ nữ 1 năm chỉ nấu đúng 1 bữa cơm, đó là bữa cơm đêm giao thừa nhưng được chồng yêu chiều suốt 45 năm

Viện sĩ Viện công trình Trung Quốc, bà Lý Lan Quyên là chuyên gia Trung Quốc đầu tiên đề xuất phong tỏa thành phố Vũ Hán và trực tiếp đến nơi này để giúp chống lại dịch bệnh. Ở tuổi 73, không chỉ sở hữu một gia tài nghiên cứu khoa học xuất sắc, cuộc sống hôn nhân của bà cũng rất đáng ngưỡng mộ.

Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ nói với con gái rằng: "Một người phụ nữ không nên sống quá vất vả trong cuộc đời. Lấy người thực sự yêu mình đã là sự nghiệp lớn nhất của cô ấy".

Tuy nhiên, không giống như hầu hết các bậc cha mẹ bình thường khác, với tư cách là một người mẹ, tôi thích nói với con gái mình câu này: “Ngay cả khi chuyện tình cảm của con đã hạnh phúc viên mãn, con vẫn nên nhớ rằng con là một tâm hồn độc lập và tự do. Chỉ khi tâm hồn con luôn hướng đến chân - thiện - mỹ thì tình yêu của con mới có chất lượng cao.

Và kể cả chuyện tình cảm của con không hạnh phúc đi nữa, con cũng nhớ rằng con là một tâm hồn độc lập - tự do từ thời điểm này. Chỉ khi tâm hồn con luôn đẹp đẽ tuyệt vời, cuộc sống của con mới có chất lượng và năng lượng dồi dào từ đầu đến cuối”.

1. Một cuộc hôn nhân tốt là rất quan trọng

Dịp cuối năm 2019 - đầu năm 2020, tôi tin rằng tất cả mọi người trong chúng ta vẫn còn nhớ như in sự xuất hiện của chủng coronavirus mới (ký hiệu: 2019-nCoV) xuất hiện tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Loại virus này gây ra một vụ dịch nghiêm trọng ở đây, sau đó lan sang các nơi khác, hiện vẫn tiếp tục hoành hành trên khắp thế giới. Đặc biệt, người được mệnh danh anh hùng chống covid-19 của Trung Quốc, Viện sĩ Lý Lan Quyên, vẫn còn nguyên cảm xúc của thời điểm đó. Vào đêm trước của chuyến đi sắp tới Vũ Hán, Viện sĩ Lý Lan Quyên đã chia sẻ với bạn bè hình ảnh hiếm hoi trong đời sống thường ngày của bà.

Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc - Anh hùng chống Covid-19: Người phụ nữ 1 năm chỉ nấu đúng 1 bữa cơm, đó là bữa cơm đêm giao thừa nhưng được chồng yêu chiều suốt 45 năm-1Viện sĩ Lý Lan Quyên

Trong bức ảnh, bà chụp cảnh chồng mình đang nấu ăn trong bếp và hài hước nói: “Hôm nay thảnh thơi, không nấu được bữa cơm giao thừa vì bị Viện sĩ Trịnh nấu thay mất rồi. Dao mổ đã đổi thành dao làm bếp”. Đây không phải là lần đầu tiên Viện sĩ Trịnh Thọ Sâm tiễn vợ đến chiến tuyến của dịch bệnh. 

Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc - Anh hùng chống Covid-19: Người phụ nữ 1 năm chỉ nấu đúng 1 bữa cơm, đó là bữa cơm đêm giao thừa nhưng được chồng yêu chiều suốt 45 năm-2
Viện sĩ chia sẻ hình ảnh chồng vào bếp

Viện sĩ Lý Lan Quyên và chồng bà đều là những “người điên trong ngành y”, một người là Viện sĩ Viện công trình, người kia là Viện sĩ Học viện kỹ thuật. Nói cách khác, họ là những người vô cùng liều mạng trong công việc. Tình trạng của cả hai thường như thế này: người này thảo luận vấn đề trong phòng thí nghiệm, người kia giải phẫu trong phòng mổ, những ngày bận rộn, họ thường về nhà vào lúc nửa đêm. Cả hai cùng nắm tay nhau về nhà.

Hai người đã ở bên nhau theo cách này trong 45 năm mà hầu như chưa bao giờ có một cuộc tranh cãi lớn giữa họ. Không phải ai cũng có thể đạt được điều này trong đời sống vợ chồng, như Viện sĩ Lý Lan Quyên đã nói, chẳng qua là “hai người có cùng sở thích và quan tâm đến nhau, cuối cùng âm thầm ủng hộ nhau, thấu hiểu nhau, chung tay đi hết cuộc đời”.

Viện sĩ Trịnh chưa bao giờ đỏi hỏi vợ mình phải trở thành một người vợ, người mẹ tốt theo kiểu truyền thống. Ông từng hóm hỉnh nói về vợ, ngắn nhưng đầy tình cảm: “Mặc dù, Viện sĩ Lý không phải là một người vợ, người mẹ tốt, cả năm chỉ nấu một bữa cơm giao thừa thôi. Việc nhà, cô ấy hoàn toàn không làm mà tập trung toàn bộ tâm trí vào công việc. Nhưng tôi rất thích một người phụ nữ độc lập, tự tin và quyến rũ như vậy".

Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc - Anh hùng chống Covid-19: Người phụ nữ 1 năm chỉ nấu đúng 1 bữa cơm, đó là bữa cơm đêm giao thừa nhưng được chồng yêu chiều suốt 45 năm-3

Khi Viện sĩ Trịnh còn đang học tiến sĩ, cha ông đột ngột lâm bệnh nặng, Viện sĩ Lý Lan Quyên sợ chồng bị phân tâm nên âm thầm gánh vác việc chăm sóc cha chồng. Bà không báo tin cho chồng cho đến khi cha chồng đã hoàn toàn bình phục.

Như nhiều người nói, khoảng cách lớn nhất giữa con người không phải là giàu hay nghèo, địa vị, học vấn, nhan sắc hay sự xấu xa mà kết luận của mọi cuộc phân tích luôn là hai chữ “giá trị”. Nếu đối tác không nhất quán với quan điểm của phụ nữ, đặc biệt là trong cuộc sống hôn nhân, sẽ khó lòng hiểu được những mặt tốt, mặt mạnh của bạn .

Đôi khi ưu điểm của bạn, có thể lại khuyết điểm đối với anh ấy; sở thích của bạn là đạo đức giả đối với anh ấy; sự kiên trì của bạn là giả tạo đối với anh ấy.

Tôi tin rằng nếu Viện sĩ Trịnh dùng những quan niệm truyền thống về hôn nhân để áp lên Viện sĩ Lý, thì có lẽ Viện sĩ Lý khó có thể phát huy hết tài năng của mình đến vậy.

Ngược lại nếu Viện sĩ Lý Lan Quyên không sẵn sàng gánh vác trách nhiệm cuộc sống một mình cho chồng vào thời điểm quan trọng thì Viện sĩ Trịnh cũng khó có thể tiến triển thuận lợi về mặt chuyên môn.

Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc - Anh hùng chống Covid-19: Người phụ nữ 1 năm chỉ nấu đúng 1 bữa cơm, đó là bữa cơm đêm giao thừa nhưng được chồng yêu chiều suốt 45 năm-4

Vợ chồng viện sĩ Trịnh Thọ Sâm và Lý Lan Quyên 

Tình yêu có thể dồi dào vì đam mê nhất thời, nhưng hôn nhân lâu dài và ổn định thì khác, quan điểm cuộc sống cần phải có sự tương đồng. Cái gọi là quan điểm tương đồng này không yêu cầu hai người phải có suy nghĩ, sở trường hay sở thích hoàn toàn giống nhau mà là hy vọng đôi bên có thể hiểu, thông cảm và đánh giá cao đối phương, cuối cùng tìm kiếm điểm chung trong khi vẫn giữ lại sự khác biệt.

Nếu hai người sống với nhau trong một thời gian dài mà không cùng quan điểm khi đối nhân xử thế thì cuối cùng sẽ rất khó giao tiếp và cũng ít thấu hiểu nhau hơn. Ngược lại, nếu hai người có cùng mong muốn về trạng thái lý tưởng của cuộc đời, sau rung động rồi tiến đến hôn nhân, trong tương lai sẽ ít để lại những nuối tiếc hơn.

Một khi sự rung động dần trở nên cạn kiệt cùng với việc không thể giao tiếp và hòa hợp hàng ngày với nhau thì nhìn nhau thôi cũng đã là cực hình, cuối cùng dẫn đến chia tay.  

2. Tình yêu có thể lãng mạn nhưng hôn nhân cần có sự sẻ chia chung

Đối mặt với đại dịch, vô số nhân viên y tế đã không ngần ngại bước lên tuyến đầu, đằng sau là hậu phương sẵn sàng gánh vác trách nhiệm gia đình thay cho họ. Có lần tôi xem một video có tựa đề "Chiến đấu với dịch" trên mạng, kể về câu chuyện tình yêu bình thường nhưng cảm động giữa một cặp đôi.

Vợ anh làm việc trong một bệnh viện ở khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, cuối cùng đã bị nhiễm bệnh. Người chồng lúc biết tin chỉ hoảng hốt trong vài giây, anh nhanh chóng lấy lại tinh thần, an ủi vợ: “Em đừng sợ, dù có chuyện gì xảy ra, anh ở đây, chúng ta cùng nhau đối mặt”. Để không chiếm dụng nguồn lực y tế công và tránh lây nhiễm chéo, họ đã chủ động cách ly tại nhà.

Tuy nhiên, về nhà đồng nghĩa với việc sắp tới anh sẽ phải đối mặt với một khối lượng công việc khổng lồ. Không những phải chuẩn bị thuốc sát trùng hàng ngày, mọi ngóc ngách trong cũng phải được khử trùng và giữ sạch sẽ.

Ngoài ra, anh phải đo thân nhiệt vợ nhiều lần và ghi lại từng lần một. Anh cũng phải quan tâm đến cảm xúc của vợ, làm cho cô ấy hạnh phúc và tự tay làm tất cả việc nhà.

Tuy nhiên, từ đầu đến cuối, người chồng không một lời phàn nàn, luôn vui vẻ. Ngày thứ 7 sau khi người vợ bị nhiễm bệnh, tình cờ cũng là ngày kỷ niệm ngày cưới của họ. Vào ngày đó, vợ anh đang trong tình trạng không tốt, suy nhược và tâm trạng tồi tệ. Đối với nhiều người, kỷ niệm ngày cưới không quan trọng lắm, huống hồ là trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

Nhưng anh ấy chưa bao giờ không nhớ các dịp kỷ niệm, càng không quên ngày anh chị về chung một nhà. Buổi tối hôm ấy, anh đặt hoa và bánh ngọt, vợ anh nhìn thấy không khỏi mỉm cười, đây là lần đầu tiên chị cười trong ngày hôm đó.

3. Chỉ cùng nhau tiến bộ, mới yêu nhau dài lâu

Nam diễn viên Trần Đạo Minh năm nay đã 64 tuổi. Anh được công nhận là nam diễn viên năng nổ trong làng giải trí Hoa ngữ. Thời điểm còn chưa được biết đến, anh đã phải mất 8 năm miệt mài phấn đấu, cho đến khi trở nên nổi tiếng chỉ qua một đêm với "Vây Thành”.

Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc - Anh hùng chống Covid-19: Người phụ nữ 1 năm chỉ nấu đúng 1 bữa cơm, đó là bữa cơm đêm giao thừa nhưng được chồng yêu chiều suốt 45 năm-5
Trần Đạo Minh là người đàn ông thực lực và được nể trọng trong làng giải trí Hoa ngữ

Sau khi trở nên nổi tiếng, nhiều đạo diễn đã dành một số vai diễn quan trọng cho Trần Đạo Minh. Tuy nhiên, anh có sự kiên quyết của riêng mình và trực tiếp từ chối: “Kịch bản không hay, dù có đưa bao nhiêu tiền, tôi cũng không quay”. Ở hậu trường, anh luôn không thể tách rời sự động viên và ủng hộ nhất quán của vợ.

Năm 1978, Trần Đạo Minh và vợ yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Vợ anh - Đỗ Hiền, là sinh viên hàng đầu của Đại học Bắc Kinh, để xứng đáng với cô ấy, Trần Đạo Minh đã làm việc chăm chỉ để được vào Nortel. Sau 3 năm yêu nhau, cả hai bước vào cung điện hôn nhân. Tốt nghiệp, Đỗ Hiến gia nhập CCTV, trở thành người dẫn chương trình của News Network, và cô được mệnh danh là "Nữ MC tin tức số 1 Trung Quốc”.

Thời điểm đó, Trần Đạo Minh chưa nổi tiếng nên vợ anh thường động viên anh: “Em tin anh sẽ trở thành diễn viên siêu hạng trong tương lai”. Khi danh tiếng của Trần Đạo Minh ngày một lớn, vợ anh từ người dẫn chương trình chuyển sang làm công việc hậu trường, tuy danh tiếng giảm sút rất nhiều nhưng lại có thời gian cho chồng con.

Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc - Anh hùng chống Covid-19: Người phụ nữ 1 năm chỉ nấu đúng 1 bữa cơm, đó là bữa cơm đêm giao thừa nhưng được chồng yêu chiều suốt 45 năm-6Vợ chồng Trận Đạo Minh gắn bó với nhau từ khi anh còn chưa nổi tiếng

Trần Đạo Minh khuyến khích vợ tìm việc và nói rằng nếu phụ nữ ở nhà trong thời gian dài, sẽ vô hình chung mất cân bằng. Kết quả là, vợ anh bắt đầu học tiếng Anh, được nhận vào học Cao học, trở thành giáo sư của Đại học Truyền thông Trung Quốc, và một lần nữa nhận ra giá trị của bản thân. Đỗ Hiến vẫn luôn cảm ơn chồng, nhờ có anh mới có con người của cô bây giờ. 

Bất kể đàn ông hay phụ nữ, nếu họ từ bỏ lý tưởng vì hôn nhân - gia đình, hy sinh lợi ích của mình, thì hạt giống bất bình sẽ được gieo vào lòng họ.

Chỉ khi hai người cùng nhau theo đuổi lý tưởng sống và cùng nhau đối mặt với những thăng trầm của cuộc đời thì hôn nhân mới là ý nghĩa cuối cùng. Sự hoàn thành từ một phía sẽ chỉ làm cho cuộc hôn nhân trở nên rắc rối, và chỉ có sự hoàn thiện chung mới có thể làm cho tình yêu bền lâu hơn.

Nếu bạn có con gái, hãy nhớ nói với cô ấy rằng: “Sự tự tin của một người phụ nữ đến từ quá trình làm việc chăm chỉ đều đặn, cũng đến từ tốc độ phát triển không ngừng. Tình yêu đôi khi chỉ đơn giản là có một sự thôi thúc để thoát cô đơn.

Nhưng hôn nhân thì phải biết chia sẻ vui buồn có như vậy mới có thể sống cùng một người đến đầu bạc răng long, không chia lìa”.

Theo Hoàng Lan - Vietnamnet


trần đạo minh

chuyện hôn nhân

chuyện tình yêu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.