Những thủ phạm khiến bạn bị đau khi "yêu"

Hoạt động tình dục luôn được hướng đến mục tiêu mang lại những cảm giác thoải mái, thích thú cho người trong cuộc. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 30% phụ nữ phải chịu đựng cảm giác đau đớn trong quá trình “tác chiến”.

Hoạt động tình dục luôn được hướng đến mục tiêu mang lại những cảm giác thoải mái, thích thú cho người trong cuộc. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 30% phụ nữ phải chịu đựng cảm giác đau đớn trong quá trình “tác chiến”.

Mặc dù các cơn đau có thể là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nhưng may mắn là trong phần lớn các trường hợp, nguyên nhân khiến phái nữ có cảm giác khó chịu thường bắt nguồn từ những vấn đề ít nguy hiểm hơn. Theo tiến sĩ Debby Herbenick - trợ lý giám đốc của trung tâm nghiên cứu sức khỏe tình dục thuộc trường ĐH Indiana, Hoa Kỳ thì phần lớn các trường hợp gây đau buốt trong quá trình “giao ban” rất dễ điều trị. Hãy cùng khám phá những thủ phạm gây đau đớn cho bạn trong cuộc vui và cách để phòng tránh những rắc rối có thể xảy ra.

1. Bạn có cảm giác như “cậu bé” của anh ấy được làm từ giấy nhám

Thủ phạm có thể là chứng khô hạn âm đạo. Thiếu chất nhờn được xem là nguyên nhân gây đau rát phổ biến nhất. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc bạn sử dụng những loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng hay thậm chí là thuốc trị cảm cúm… Tất cả những loại thuốc này đều có khả năng làm giảm lượng dịch nhờn mà “cô bé” tiết ra. Ngoài ra, việc bạn ngâm mình trong bồn tắm có chứa nước ấm trước giờ “giao ban” cũng có thể khiến các tế bào mỏng manh quanh vùng kín bị khô lại.


Giải pháp: Thoa một ít kem bôi trơn dạng nước trong quá trình thực hiện màn dạo đầu. Trường ĐH Indiana, Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu cho thấy những phụ nữ sử dụng chất bôi trơn khi “vui vẻ” sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị đau rát và mức độ hài lòng về chuyện gối chăn cũng tăng lên. Lựa chọn tư thế “yêu” giúp bạn có thể kiểm soát nhịp độ “trận đấu” và ngưng chuyển động khi thấy cần thiết.

2. Cảm giác ngứa rát ở “vùng kín” và quá trình xâm nhập khiến cho cơn ngứa càng tăng

Thủ phạm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là tình trạng “vùng kín” bị nhiễm nấm, có thể là do hậu quả của việc sử dụng kháng sinh trước đó. Các chuyên gia nghiên cứu cũng đã đưa ra một bằng chứng về mối liên quan giữa việc “yêu” bằng miệng với tình trạng viêm nhiễm nấm tái diễn nhiều lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị nhiễm nấm 3 lần trở lên trong 1 năm hầu hết đều là những người thường xuyên áp dụng phương pháp “oral sex” (“yêu” bằng miệng).

Giải pháp: Việc tự chuẩn đoán có thể không chính xác (tỷ lệ khoảng 66%) vì vậy khám phụ khoa được xem là lựa chọn khôn ngoan nhất giúp bạn phát hiện ra chính xác nguyên nhân khó chịu ở “vùng kín”, đặc biệt là khi bạn chưa từng bị nhiễm nấm trước đó. Đồng thời, nên nhịn “yêu” trong vài ngày vì “đối tác” của bạn cũng có thể bị lây nhiễm nấm với những biểu hiệu đặc trưng như cảm giác ngứa rát hoặc “cậu bé” có vết phát ban, đỏ tấy…

3. Bạn có cảm giác như thể anh ấy đang dùng bàn chải cọ sát trong “vùng kín” của mình

Thủ phạm có thể là do quá trình bạn cọ sát hai đùi quá mạnh vào nhau (nếu như trường hợp “cậu bé” của chàng có kích cỡ tương đối hoành tráng đã bị loại trừ). Nhiều phụ nữ chỉ cần nghĩ về “chuyện ấy” là đã có cảm giác rạo rực và sẵn sàng cho giây phút “lâm trận”. Nhưng thực tế là cơ thể của bạn cần có một khoảng thời gian nhất định để nâng tử cung lên và tạo không gian để âm đạo kéo dài, nở rộng ra. Khi đó, “vùng kín” có thể được kéo dài từ 10cm lên tới 18cm trong suốt quá trình bị kích thích ham muốn.

Giải pháp: đừng bỏ qua giai đoạn khởi động rất cần thiết trước “trận đấu” để làm ấm cơ thể. Phần lớn phụ nữ đều cần có một khoảng thời gian lý tưởng là 20 phút cho màn dạo đầu để đảm bảo rằng những bộ phận phục vụ nhu cầu “tác chiến” đã trong tư thế sẵn sàng. Đừng cố dùng chất bôi trơn để rút ngắn thời gian khởi động. Chúng có thể giúp cho quá trình xâm nhập diễn ra dễ dàng hơn nhưng lại không thể làm thay đổi độ dài hay hình dáng của “cô bé” được.

4. Cảm giác đau buốt rất khó chịu trong lúc “yêu” sau thời gian kiêng khem do sinh em bé

Những bà mẹ mới sinh, đặc biệt là những người cho con bú bằng sữa mẹ có thể gặp phải tình trạng sụt giảm nghiêm trọng mức estrogen khiến “cô bé” trở nên khô hơn cả sa mạc Sahara và thành âm đạo có xu hướng dễ bị rách. Những vết rách lâu lành qua thủ thuật rạch tầng sinh môn trong lúc sinh em bé cũng có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác đau buốt cho bạn.

Giải pháp: Dành một ít thời gian để thư giãn trước khi quá trình “xâm nhập” thật sự diễn ra. Ngay cả khi lời khuyên của các bác sĩ sản khoa là nên kiêng khem trong ít nhất 6 tuần đầu sau khi sinh thì bạn cũng nên biết rằng rất nhiều phụ nữ không đủ sức khỏe để sẵn sàng cho chuyện phòng the trong ít nhất là 3 tháng hoặc thậm chí còn kéo dài hơn. Sử dụng loại kem có chứa estrogen ở liều thấp có thể giúp cải thiện tình trạng khô rát và làm cho các mô tế bào ở “vùng kín” có độ đàn hồi tốt hơn (nếu loại kem này được phép dùng cho những người đang nuôi con bằng sữa mẹ). Và hãy tăng cường thêm lượng chất bôi trơn trong mỗi cuộc vui.

5. Bạn có cảm giác giống như miếng thủy tinh đang xé rách lớp da bên ngoài vùng kín

Thủ phạm có thể là hội chứng đau âm hộ mãn tính, một căn bệnh có thể liên quan đến hệ thống thần kinh. Chúng ảnh hưởng tới khoảng 16% phụ nữ và rất khó để nhận biết vì các bác sĩ phụ khoa thường chuẩn đoán nhầm lẫn giữa chúng với tình trạng nhiễm nấm.

Giải pháp: sử dụng thuốc gây tê cục bộ theo chỉ định của bác sĩ điều trị có thể giúp kiểm soát tình trạng nhạy cảm của các đầu mút thần kinh hiện diện trong “vùng kín”. Những thành phần hóa chất có trong các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh cá nhân cũng có thể khiến căn bệnh này trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên chọn những loại xà phòng không có mùi hương để vệ sinh “cô bé” mỗi ngày.

6. “Vùng kín” co thắt lại khi “cận bé” xâm nhập vào bên trong

Thủ phạm có thể là chứng co thắt âm đạo. Cơn đau do căn bệnh này xuất phát từ việc các cơ nằm ở lối vào của “vùng kín” co thắt lại khi “cậu bé” tấn công vào bên trong, khiến quá trình xâm nhập không thể diễn ra trong một số trường hợp.

Giải pháp: cho đến hiện nay, các chuyên gia về tình dục học vẫn không chắc chắn nguyên nhân gây ra căn bệnh này nhưng họ cho rằng những bài tập kéo dãn bắt đầu bằng việc đút những vật nhỏ như miếng băng vệ sinh dạng thỏi (tampon) hay đầu ngón tay (đã vệ sinh sạch sẽ nhằm tránh tình trạng nhiễm khuẩn) có thể giúp “cô bé” dần thích nghi với việc tiếp nhận những “vật thể lạ” từ bên ngoài. Bác sĩ điều trị cũng sẽ hướng dẫn bạn những động tác giúp làm thư giãn những đầu mút của các cơ ở vùng sàn chậu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu mới còn cho thấy việc tiêm Botox cũng giúp làm kéo dãn cho các cơ vốn hoạt động năng nổ quá mức cần thiết ở “vùng kín”.

7. Cảm giác ngứa rát tương tự như bị ong chích quanh khu vực “vùng kín” sau cuộc “giao ban”

Thủ phạm có thể là một phản ứng dị ứng, có thể là do dị ứng với chất nhựa của bao cao su. Nếu không sử dụng bao cao su, bạn có thể đang bị dị ứng với “nước cốt” của chàng.

Giải pháp: chọn những loại bao cao su được làm từ nhựa tổng hợp. Trong trường hợp bạn xác định mình bị dị ứng với “nước cốt” của “đối tác” thì tin vui dành cho bạn: theo ý kiến tiến sĩ David J Resnick, giám đốc Trung tâm chống dị ứng thuộc bệnh viện NewYork – Presbyterian, Hoa Kỳ, giải pháp chữa trị bệnh rất đơn giản: chỉ cần “yêu” nhiều hơn. Các phản ứng dị ứng sẽ giảm dần thi cơ thể của bạn đã thích nghi với “nước cốt” của chàng. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Theo PNO



Suýt tan vỡ hôn nhân vì mâu thuẫn 'bố chồng, nàng dâu'
“Ai cũng có câu chuyện “mẹ chồng nàng dâu”, còn tôi thì lại mâu thuẫn "bố chồng nàng dâu". Quãng thời gian ở nhà chăm sóc con nhỏ mới sinh đã bị stress vì bố chồng suốt ngày soi mói, cằn nhằn gần 2 năm trời” - chị Trần Thị Bùi Anh, ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, tâm sự.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.