- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tôi không cho con gái thờ cúng đằng ngoại ở nhà chồng vì không muốn ăn nhờ ở đậu thông gia
Năm trước, ông nhà tôi mất vì bạo bệnh nên 1 năm nay tôi sống một mình thui thủi.
Trước đây khi còn trẻ, tôi chưa bao giờ lưu tâm mấy việc hương khói, thờ phụng vì còn ỷ lại hết vào bố mẹ. Nhưng kể từ khi bố mẹ 2 bên già cả, thậm chí sang thế giới bên kia, tôi lưu tâm đến việc này nhiều hơn.
Tôi đã từng đọc rất nhiều tâm sự của những chị em trung niên cũng như gặp nhiều hoàn cảnh trong thực tế. Nhiều người giờ có tư tưởng rất tiến bộ như thấy không vấn đề gì với việc thờ cúng bố mẹ tại nhà nội hoặc gửi lên chùa, rải tro cốt ra biển sau khi mất. Cũng ở cái tuổi trung niên, khi đọc những chia sẻ này tôi không khỏi chạnh lòng. Vì tôi vợ chồng cũng chỉ có một cô con gái duy nhất. Đã vậy con gái tôi lại lấy chồng xa tận thành phố Đà Nẵng.
Khi 2 con yêu nhau, thật sự tôi chẳng chê bai bất cứ điều gì ở con rể. Nhà tôi chỉ chê con rể quê ở quá xa. Dù ban đầu tôi cũng cấm cản, nhưng chúng cứ cố tình yêu và đến với nhau nên bố mẹ 2 bên cũng phải chịu. Cưới nhau xong, các con vào Đà Nẵng làm du lịch. Mỗi năm, con chỉ về nhà khoảng 3-4 lần vì công việc bận rộn.
Thậm chí cưới nhau đã hơn 2 năm mà con gái tôi vẫn kế hoạch chưa sinh con mặc bố mẹ 2 bên giục. Bởi con bảo, vợ chồng trẻ kinh tế chưa ổn định, phải phấn đấu cho công việc và sự nghiệp đã. 2-3 năm nữa, kinh tế ổn định rồi thì mới yên tâm sinh con.
Tôi nói sẽ cho con 100-200 triệu để con mang bầu và sinh bé nhưng các con vẫn không chịu. Nó bảo, con nó thì vợ chồng nó sẽ tự phải lo, không phiền lụy đến ông bà nội ngoại.
Năm trước, ông nhà tôi mất vì bạo bệnh nên 1 năm nay tôi sống một mình càng thui thủi. Từ ngày ông nhà mất, nhiều đêm tôi không ngủ được vì nghĩ, nếu mai này tôi cũng rời khỏi thế giới này thì con gái sẽ thờ cúng bố mẹ sao đây?
Có lần các con về chơi, tôi cũng đã ướm hỏi con gái, con rể. Các con vô tư bảo:
“Mai này mẹ khuất núi, chúng con sẽ đưa bố mẹ và tổ tiên về Đà Nẵng để thờ cúng chung với các cụ tổ tiên bên nội”.
Nghe các con nói, tôi xua tay bảo luôn:
“Khi còn sống, thông gia 2 bên cũng mỗi người mỗi nhà, vì vậy lúc mất cũng phải mỗi người mỗi mộ. Do đó mai này dù mẹ không còn nữa vẫn phải thờ cúng bố mẹ tại nhà riêng, tuyệt đối không được thờ phụng chung với đằng nội”.
Quyết định này của tôi khiến cả 2 con bất ngờ. Thậm chí con rể còn bảo, nhà con thờ cúng nội ngoại chung bao năm nay có sao đâu.
Thấy vậy tôi cũng nói thẳng, thờ cúng chung đụng vậy chẳng khác gì bắt bố mẹ mình phải ăn nhờ ở đậu nhà thông gia, tôi không đồng ý với việc này.
Với tôi, nhà ai cũng có một góc bàn thờ rất trang nghiêm của mình. Nếu thờ cả nhà ngoại với gia tiên nhà nội, tôi cảm thấy không phải phép lắm. Tốt nhất, dù xa hay gần cứ nhà mình mà thờ cúng hay mất rồi hương lạnh khói tàn, tất cả điều ấy đều không không quan trọng nữa?
Một điều quan trọng nữa với tôi ở tuổi già đơn độc này là muốn con gái sinh con sớm. Phần vì tôi mong các con ổn định cuộc sống sớm, phần tôi lo kế hoạch lâu quá, sợ sẽ khó có em bé. Bởi chỗ tôi nhiều cặp vợ chồng như vậy rồi, sau khi kế hoạch vài năm muốn có em bé lại khó khăn. Không hiểu vì sao kế hoạch lâu lại khó có con mọi người nhỉ?
Vì sao kế hoạch lâu lại khó có con?
Thực tế cho thấy rằng, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng vỡ lẽ, sau một khoảng thời gian kế hoạch, họ "thả" và chờ hoài "chẳng thấy gì". Lúc này, câu hỏi đau đáu vì sao kế hoạch lâu khó có con xuất hiện, khiến họ lo lắng, thậm chí còn bị "dày vò".
Và, trong số rất nhiều các cặp đôi ấy, còn có không ít người đều tự đưa ra một kết luận là, bởi biện pháp tránh thai mà họ chọn để kiểm soát vấn đề sinh sản, chính là nguyên nhân khiến họ lâu có em bé. Tuy nhiên các biện pháp tránh thai không làm giảm cơ hội mang thai của bạn sau này. Bởi các biện pháp tránh thai giúp bạn tránh mang thai khi sử dụng chúng nhưng không có tác dụng lâu dài đối với khả năng mang thai của bạn một khi bạn dừng các biện pháp tránh thai lại.
Do đó, khi kế hoạch lâu mà khó có con, cặp đôi nên cẩn trọng với các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia hay bệnh lậu. Bởi các bệnh này để lâu không được điều trị dứt điểm, thì ở phụ nữ, khả năng gây sẹo trong các ống buồng trứng và tử cung là rất cao. Những vết sẹo này sẽ cản trở, khiến trứng khó di chuyển đúng hướng. Và, đây chính là điều sẽ làm cho cơ hội thụ thai của bạn bị cản trở, giảm đi trong tương lai.
Ngoài ra, theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản, còn có nhiều yếu tố khác tác động hay ảnh hưởng đến việc thụ thai của bạn sau khi ngừng các biện pháp tránh thai như: Thói quen sống của bạn; Gen hay yếu tố di truyền cũng có góp phần chi phối không nhỏ trong khả năng sinh sản của mỗi người; Yếu tố tuổi tác, tiền sử sức khỏe và cân nặng…
Theo Báo PNTĐ
-
Yêu2 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu15 giờ trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu20 giờ trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu1 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu1 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu1 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu1 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu2 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu2 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu2 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu2 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu2 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!
-
Yêu3 ngày trướcLy hôn, người vợ mới ngỡ ngàng phát hiện 'quỹ đen' khủng của người chồng...
-
Yêu3 ngày trướcGặp cô gái Hàn Quốc xinh đẹp, chàng trai 41 tuổi thể hiện sự thích thú và quyết định bấm nút tại chương trình "Bạn muốn hẹn hò".