Kí ức kinh hoàng của những người sống sót sau chuỗi khủng bố ở Paris

Thủ đô Paris của Pháp vừa trải qua 7 vụ tấn công liên tiếp làm chết ít nhất 158 người và hàng chục người bị thương.

Thủ đô Paris của Pháp vừa trải qua 7 vụ tấn công liên tiếp làm chết ít nhất 158 người và hàng chục người bị thương. Những người may mắn sống sót sau thảm kịch đã chia sẻ về khoảnh khắc kinh hoàng khi đối diện với những tên khủng bố với báo chí.

Thủ đô Paris của Pháp vừa trải qua 7 vụ tấn công khủng bố liên tiếp khiến hàng trăm người dân thiệt mạng. Con số thương vong nhiều nhất là ở phòng hòa nhạc Bataclan, lên đến khoảng 118 người thiệt mạng và rất nhiều người khác bị bắt làm con tin. Hiện nay nhà hát nổi tiếng của Paris đã được giải phóng sau khi cảnh sát Pháp ập vào, thế nhưng những gì mà các nạn nhân may mắn sống sót trải qua thì vẫn luôn là một ám ảnh kinh hoàng.

Benjamin Cazenoves đã có mặt ở nhà hát để tham gia một buổi trình diễn nhạc Rock. Anh này đã chứng kiến cuộc thảm sát kinh hoàng của những tay súng Hồi giáo cực đoan và viết trên mạng xã hội Facebook: "Tôi vẫn đang ở tầng 1 Bataclan. Đau quá. Có một vài người vẫn còn sống trong ấy. Chúng đang giết hết, từng người, từng người một."

Ngay sau đó anh này đã cập nhật thêm: "Sống rồi. Chỉ bị thương. Tàn sát... Xác chết ở khắp mọi nơi"

Bên cạnh đó, rất nhiều nhân chứng đã kể lại câu chuyện kinh hoàng bên trong Bataclan. Những kẻ khủng bố trong độ tuổi khoảng 20, chúng không hề che mặt, tay cầm súng AK-47 ập vào ngay trong khi buổi hòa nhạc vẫn đang diễn ra. Chúng bắt đầu xả đạn vào đám đông trong khoảng 10-15 phút, liên tục, đến nỗi mỗi tên phải thay đạn tới 3-4 lần. Một nhân chứng khác đi cùng mẹ tới buổi hòa nhạc cho biết, những kẻ khủng bố thi nhau xả súng về phía các khán giả một cách điên dại, miệng hô to Allahu Akbar.

"Chúng tắm máu nạn nhân. Mọi người gào khóc, hoảng loạn. Vụ xả súng diễn ra trong 10 phút, 10 phút đồng hồ của sự kinh hoàng, mọi người ai cũng ôm đầu nằm xuống sàn", phát thanh viên Julien Pearce có mặt trong Bataclan chia sẻ.

Cũng theo Pearce, những kẻ khủng bố tiến vào khu vực nhà hát một cách vô cùng điềm tĩnh, dứt khoát. Chúng đứng ở phía sau cùng của căn phòng, xả súng theo phong cách hành hình, không hề di chuyển. Những người ở gần phía các tay súng buộc phải nằm im giả chết, đợi khi chúng tiến hành nạp đạn mới chớp thời cơ vùng chạy sang một căn phòng trống khác bên cạnh đó. Nhóm người này, bao gồm cả Pearce, cứ thế chơi trò ú tim tử thần này mỗi lần bọn khủng bố nạp đạn.

Khoảng vài phút sau Pearce tìm thấy lối thoát hiểm và may mắn ra được bên ngoài đường phố. Tại đây anh thấy khoảng 20-25 người khác, rất nhiều trong số đó đã chết hoặc bị trọng thương và không có cảnh sát nào lúc đó. Pearce cũng gặp một thiếu nữ trẻ, cô này bị bắn 2 phát vào chân và đang chảy máu rất nhiều. Không chần chừ, anh xốc cô gái lên vai và chạy nhanh hết sức có thể, cho đến khi lên được chiếc Taxi để chở cô gái tới bệnh viện.

2E6C8B2C00000578-3317776-Bodies_litter_the_streets_of_a_Paris_alley_after_a_string_of_ter-a-74_1447454685806-62750

Thủ đô Paris vừa trải qua chuỗi tấn công khủng bố liên hoàn.

"Đó là sự tàn sát", Marc Coupris, 57 tuổi, cũng là người may mắn sống sót trong nhà hát Bataclan. Dù đã được giải cứu nhưng bà vẫn chưa hết run rẩy, kinh sơ sau những gì vừa xảy đến với mình. Bà Coupris kể lại, 2 tay súng tiến hành xả đạn từ trên phía ban công tầng 2 của phòng hòa nhạc, trong khi bà và 2 người đàn ông khác trốn được phía dưới ban công. Khoảnh khắc ấy giống như Coupris đang nhìn thấy Tử thần dần dần tiến đến với mình, vung nhẹ cây lưỡi hái khua khoắng trước mặt mà chưa thèm kết liễu bà. Cứ thế bà và 2 người đàn ông kia đứng im, không nhúc nhích, không phát ra bất cứ tiếng động nào, quãng thời gian chỉ vài phút ấy đối với Coupris dường như trở nên vô tận.

"Buổi hòa nhạc bắt đầu, tôi ở lẫn trong đám khán giả và nghe thấy âm thanh giống như pháo hoa rất lớn, thế nhưng âm thanh của ban nhạc cũng lớn không kém nên tôi tưởng chỉ là hiệu ứng mà thôi. Tôi nghĩ rất nhiều người giống như tôi. Thế rồi tôi thấy 2 gã đang xả súng, và tôi phải bỏ chạy. Khắp nơi là máu, người bị thương, khắp nơi", Jerome Boucer, khán giả của buổi nhạc rock tại Bataclan chia sẻ.

Một cô gái trẻ đang uống rượu trong quán bar gần đó khi những người sống sót trốn thoát từ nhà hát Bataclan chạy vào chia sẻ: "Họ đều rất hoảng loạn, bị thương, gào thét, khóc lóc liên tục, thật kinh khủng". Sau đó quán bar buộc phải khóa trái cửa để ngăn lũ khủng bố tiến vào.

Trong khi đó tại sân vận động Stade de France cũng xảy ra một vụ đánh bom tự sát. Xavier Barret, phóng viên ảnh của tờ L'Equippe đang theo dõi trận đấu giao hữu giữa hai đội Pháp-Đức khi xảy ra vụ việc. Xavier đi cùng cô con gái 19 tuổi và con trai 5 tuổi, ngồi buồng phóng viên. Chỉ sau 20 phút khi trận đấu bắt đầu, Xavier nghe thấy một tiếng nổ lớn rất lớn. 3 phút sau, lại có thêm một vụ nổ khác, thế nhưng trận đấu vẫn tiếp tục diễn ra, chỉ thấy Tổng thống Hollande gấp rút rời khỏi sân vận động. Những cổ động viên có mặt trong sân bắt đầu hoảng hốt, thông tin đến nhau về vụ việc đang xảy ra trong thành phố, rất nhiều người tìm lối ra thoát khỏi Stade de France, tuy nhiên các nhân viên bảo vệ yêu cầu họ ở yên trong sân không được ra ngoài.

"Hầu hết mọi người đều tỏ ra sợ hãi, bởi lúc ấy họ nghe trên điện thoại và Internet rằng có đánh bom ở phía bên ngoài tại Paris. Tôi đã nói chuyện với một người đàn ông, ông này vô cùng hoảng hốt căng thẳng, bởi ông đang tìm con trai mình mà điện thoại thì hết pin", Xavier nói.

3879-34d3e

Người dân hoảng loạn tại sân vận động Stade de France.

Và 15 phút sau những người trong sân Stade de France mới được bảo vệ cho ra ngoài bằng lối thoát hiểm. Tuy nhiên họ không thể đi tàu điện ngầm hoặc bắt Taxi do đường phố đang bị phong tỏa.

Tại Rue de Charonne, những người chứng kiến vụ thảm sát ôm mặt khóc nức nở. Chưa bao giờ họ phải trải qua chuyện tồi tệ như thế này ngay giữa lòng thủ đô Paris. Đối với họ, thứ 6 ngày 13/11/2015 sẽ là một kí ức kinh hoàng, ám ảnh họ trong một thời gian dài nữa và không bao giờ có thể quên được.

"Mọi người ai cũng nằm sụp xuống sàn, không một ai dám động đậy. Một chàng trai ôm cô gái, có vẻ như cô ấy đã chết", một nhân chứng có mặt tại nhà hàng Petit Cambodge kể lại với tờ France Presse.

2096-0ea14

Lực lượng cứu hộ đang có mặt tại Rue de Charonne.

Theo Lương Hồng Phúc / Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.