Tính đến hết ngày 28/2,vẫn còn gần 4.000 lao động Việt Nam còn kẹt lại ở Libya, trong đó khoảng 2.000người nằm trong kế hoạch sơ tán trong vài ngày tới.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởngCục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ LĐ-TB&XH) báo cáo nhanh: Tổng hợp đến trưangày 28/2, đã có 8.161 lao động Việt Nam đã và đang di tản sang các các nướcláng giềng của Libya. Cụ thể, 1.378 người nhập cảnh Malta, 991 lao động sang AiCập, 557 người đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, 292 đã sang Tuynidi, 242 người đang nhập cảnhvào Hy Lạp và 300 người nữa đang tập trung tại biên giới nước Libya…
Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cũng khẳngđịnh: Tính đến thời điểm ngày 28/2, toàn bộ hơn 10.000 lao động người Việt ởLibya vẫn đựợc an toàn và chưa có bất cứ người nào bị thương vong trong các cuộcbạo loạn ở đất nước này. Hiện tại danh tính, tên tuổi nghề nghiệp của toàn bộ sốngười lao động đang tạm cư và trú ẩn ở Libya cục quản lí lao động ngoài nước đãnắm rõ cụ thể.
Lãnh đạo các công ty, doanhnghiệp là các đơn vị tổ chức đưa lao động đi xuất khẩu ở Libya cũng khẳng định:Tất cả lao động của họ ở bên Libya đã nghỉ việc và hiện đang được an toàn, trongđó chủ yếu tập trung ở thành phố Tripoli và Banghazi. Những lao động đã rời khỏiLibya đảm bảo 100% sẽ sớm về nước trong vài ba ngày tới. Và theo tính toán từnay đến 3/3, sẽ có hơn 1.000 lao động nữa sẽ về đến Việt Nam.
Dưới đây là những hình ảnh vềngười lao động Việt Nam còn mắc kẹt tại Libya cũng như đang trên đường di chuyểnkhỏi nước này:
|
Một lao động Việt Nam bên những chiếc bánh mì ăn dở cùng vẻ mặt đầy lo âu khi chờ đợi được di tản khỏi Libya tại biên giới của nước này với Tunisia ngày 27/2. |
|
Người lao động Việt Nam trú mưa trong khi chờ đợi được di tản ở bến cảng Benghazi, Libya ngày 26/2, sau khi cuộc Libya xảy ra bạo loạn. |
|
Một nhóm người lao động Việt Nam bên đồ đạc của mình chờ được di tản ở thành phố cảng Benghazi, Libya ngày 26/2. |
|
Một người lao động Việt Nam ngồi ăn bánh mì trong trại tập trung gần biên giới Libya và Tunisia chờ đợi được di tản theo đường bộ sang Tunisia ngày 27/2. |
|
Những người lao động Việt Nam trong trại tập trung chờ di tản ở biên giới Libya và Tunisia. Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH có 292 người lao động Việt Nam di tản theo đường bộ sang Tunisia để tránh bạo loạn tại Libya đang chờ được đưa về nước trong một vài ngày tới. |
|
Những người lao động Việt Nam nằm ngủ trong trại tập trung ở biên giới Libya và Tunisia ngày 27/2. |
|
Có khoảng 30.000 người lao động đến từ nhiều trong quốc gia, trong đó có khoảng hơn 10.000 người lao động Việt Nam. Những người này đã và đang tìm cách di tản khỏi Libya sau khi đất nước này xảy ra bạo loạn kể từ hôm 15/2 khiến hàng trăm người thiệt mạng. |
|
Một người lao động Việt Nam thấp thỏm trong giấc ngủ ở trại tập trung gần biên giới Libya và Tunisia ngày 27/2. |
|
Một lao động Việt Nam bên những chiếc bánh mì ăn dở cùng vẻ mặt đầy lo âu khi chờ đợi được di tản khỏi Libya tại biên giới của nước này với Tunisia ngày 27/2. |
|
Một người lao động Việt Nam nằm ngủ trong lúc chờ đợi được di tản ở trại tập trung gần biên giới Libya và Tunisia ngày 28/2. |
|
Những người lao động Việt Nam chờ lên tàu rời khỏi Libya ở cảnh Benghazi, Libya ngày 28/2. |
|
Một chiếc tàu chở 1.749 người lao động mang quốc tịch Philippines, Trung Quốc, Ma Rốc, Thái Lan, Brazil, Ai Cập và Việt Nam cập cảng La Valetta, Malta sau khi được sơ tán từ thủ đô Tripoli, Libya, ngày 27/2. |
|
Những người lao động trong đó có người Việt Nam trên chiếc tàu di tản khỏi Libya ngày 28/2 khi họ cập cảng La Valetta, Malta. |
|
Trong những ngày tới cảng La Valetta, Malta sẽ là nơi tiếp nhận hàng ngàn người lao động di tản khỏi Libya theo đường biển. |
Theo Hà Thành
VTC