Quân sự Mỹ - Trung: Vừa tái thiết, vừa ngờ vực

Chính phủ Trung Quốc đã ngừng các tiếp xúc quân sự với Mỹ vào tháng 12010 sau khi Tổng thống Obama phê chuẩn việc bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỉ USD. Quan hệ quân sự hai bên chỉ được nối lại vào cuối năm ngoái khi Trung Quốc “lát đường” cho chuyến công du Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào tháng 1 năm nay

Quan hệ quân sự Trung - Mỹ là một điểm yếu trong quanhệ song phương. Đây cũng là điều mà Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hộiđồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói, ông mong muốn sẽ được cải thiệntrong chuyến thăm Trung Quốc tuần này.

Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của một Chủ tịch Hội đồng Tham mưutrưởng Liên quân Mỹ kể từ khi người tiền nhiệm của ông Mullen là PeterPace đặt chân tới Trung Quốc vào tháng 3/2007.

Chính phủ Trung Quốc đã ngừng các tiếp xúc quân sự với Mỹ vào tháng 1/2010sau khi Tổng thống Obama phê chuẩn việc bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4tỉ USD. Quan hệ quân sự hai bên chỉ được nối lại vào cuối năm ngoái khiTrung Quốc “lát đường” cho chuyến công du Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vàotháng 1 năm nay. Trong tháng 5, Tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởngquân đội Trung Quốc (PLA), đã tới Washington thực hiện chuyến viếng thăm Mỹlần đầu tiên của một lãnh đạo quân đội Trung Quốc kể từ 2004.

Quân sự Mỹ - Trung: Vừa tái thiết, vừa ngờ vực
Đô đốc Mỹ Mike Mullen và Tướng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức Ảnh: Time

Trở ngại lớn vẫn còn

Phát biểu trước báo giới ở Bắc Kinh hôm thứ hai, cả ông Trần và ông Mullenđều nhấn mạnh những tiến triển gần đây trong quan hệ quân sự song phương,thậm chí xác nhận việc hai nước sẽ tiến hành tập trận chung chống cướp biểnvào cuối năm nay ở vịnh Aden, Somalia. Đại diện hai bên cũng đã gặp gỡ tạiHawaii để thảo luận về các vấn đề an ninh. Tuy nhiên, cả hai cũng thừa nhậnnhững trở ngại lớn vẫn còn.

Tướng Trần than phiền về kế hoạch tập trận của Mỹ với một số nước Đông Nam Ámà gần đây Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền hàng hải tại Biển Đông. Mỹtuyên bố muốn bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực, và muốn thấy một giảipháp hòa bình cho tranh chấp. Còn Trung Quốc cáo buộc Mỹ can thiệp vào vấnđề khu vực, ông Trần mô tả các cuộc tập trận chung của Mỹ với các nước trongthời điểm này là “không thích hợp”.

Chỉ huy quân đội Trung Quốc còn chỉ trích việc Mỹ theo dõi nước này khi nóirằng các máy bay do thám Mỹ đã bay vào phạm vi lãnh thổ Trung Quốc. Nhữngchuyến bay kiểu này từng là điểm nóng tranh cãi hai bên trong quá khứ. Tháng4/2001, một máy bay do thám Mỹ EP-3 đã va chạm với máy bay chiến đấu màTrung Quốc điều động tới để ngăn chặn, phi hành đoàn Mỹ buộc phải hạ cánhtại đảo Hải Nam còn Trung Quốc thì thông báo máy bay của họ bị rơi và phicông thì "mất tích". Tuy nhiên, không có một chứng cứ nào được đưa ra đểminh chứng cho sự mất tích bí ẩn này.

Khi các quân đội trong khu vực mở rộng hoạt động của mình ở Tây Thái BìnhDương, với tàu chiến và máy bay “chen lấn nhau” trong các khu vực tranh chấpnhư Biển Đông, thì các sự cố tương tự sẽ ngày càng gia tăng. Điều này làmtăng tầm quan trọng của các mối quan hệ quân sự, nhằm giảm thiểu các hànhđộng khiêu khích và khiến cho các sự cố không leo thang thành xung đột toàndiện.

Không giống như thời chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đạt được sự đồngthuận về việc thiết lập các quy tắc quản lý những sự cố trên biển, Mỹ vàTrung Quốc chưa đi đến thỏa thuận tương tự. Trung Quốc không công nhận quyềncủa các tàu hải quân Mỹ hoạt động trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyềnkinh tế. Họ cũng lo lắng rằng, một thỏa thuận về các sự cố trên biển sẽ khơilại dư vị ganh đua thời chiến tranh Lạnh - điều mà Trung Quốc hy vọng có thểné tránh trước một quân đội Mỹ lớn mạnh hơn.

Yêu cầu minh bạch

Mỹ chi tiêu cho quân sự lớn gấp sáu lần Trung Quốc. Đây là điểm mà tướngTrần cất lời chỉ trích trong cuộc họp báo chung với Đô đốc Mỹ Mullen. Ôngnói rằng, sau khi chứng kiến sự hiện đại của quân đội Mỹ trong chuyến viếngthăm hồi tháng 5, ông đã suy nghĩ rằng, các ưu tiên của Mỹ “bị đặt lầm chỗ”vào thời điểm nước này đang lo lắng bởi tình trạng kinh tế.

"Tôi biết Mỹ vẫn đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính, vẫn cònnhững khó khăn trong kinh tế, trong khi đó, họ lại chi tiêu quá nhiều tiềnvào quân sự. Đó phải chăng là đã đặt quá nhiều áp lực với người đóng thuế?”,ông Trần nói. "NếuMỹ có thể giảm bớt chút chi tiêu quốc phòng để cải thiện cuộc sống của ngườidân và làm những điều tốt đẹp hơn cho nhân dân thế giới, thì chẳng phải viễncảnh ấy sẽ tốt hơn sao?”.

Khoảng cách về quy mô giữa quân đội hai bên là một trong những trở ngại lớnnhất với nỗ lực cải thiện quan hệ. Cả thập niên trước, Trung Quốc đã nhanhchóng mở rộng các khả năng quân sự của mình, gia tăng chi tiêu quốc phòngvới mức trung bình hàng năm khoảng 15% kể từ năm 2000.

Trong khi đó, Mỹ sở hữu một lực lượng chiến đấu mạnh mẽ hơn nhiều và rõ rànglà lo lắng về sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc. Bởi thế, họmong muốn thúc đẩy những liên kết gần gũi hơn, minh bạch hơn với Trung Quốc.Nhưng PLA không nhanh chóng hoan nghênh việc này. Trong chuyến công du củamình, ông Mullen đã thăm trụ sở của lực lượng Nhị pháo - chuyên đảm nhận bộphận tên lửa hạt nhân Trung Quốc; kiểm tra máy bay chiến đấu Su-27 khi đithăm một căn cứ không quân ở tỉnh Sơn Đông.

Nhưng, Mỹ có thể mong muốn sự cởi mở hơn nữa từ Trung Quốc trong tương laivà Trung Quốc dường như không sẵn sàng."Minh bạch là điều tốt nếu bạn là một cường quốc mạnh, và bạn muốn ngăn chặncác nước khác”,Ian Storey, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói. "Nếubạn là một quốc gia yếu hơn, minh bạch đơn giản là thể hiện những điểm yếu.Đó là một lý do tại sao PLA không chấp nhận minh bạch”.

Theo Thái An
 Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.