- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sớm hay muộn Đài Loan cũng "đoàn tụ" với Trung Quốc?
Nửa thế kỷ trước, cả thế giới dường như sẵn sàng cho một cuộc chiến trên đảo Kim Môn. Ngày nay, đảo trở thành cầu nối Trung – Đài khi du khách hai bờ lũ lượt đến đây du lịch hàng năm. Tuy nhiên, chính điều này lại tiềm tàng nguy cơ Đài Loan "mất quyền tự trị, rơi vào tay" đại lục.
Nửa thế kỷ trước, cả thế giới dường nhưsẵn sàng cho một cuộc chiến trên đảo Kim Môn. Ngày nay, đảo trởthành cầu nối Trung – Đài khi du khách hai bờ lũ lượt đến đây dulịch hàng năm. Tuy nhiên, chính điều này lại tiềm tàng nguy cơ ĐàiLoan "mất quyền tự trị, rơi vào tay" đại lục.
Quan hệTrung – Đài chưa bao giờ hạ nhiệt
Năm 1949, sau thất bại trước đảng Cộng sản Trung Quốc, TưởngGiới Thạch, Quốc Dân đảng (KMT) phải thu tàn quân trốn khỏi Đạilục tới đảo Đài Loan. Tại đây, Tưởng Giới Thạch không chỉ giànhquyền kiểm soát đảo Đài Loan mà còn kiểm soát được vài đảo nhỏxung quanh.
Về phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, họ từng quyết chí đòi lạicác đảo này và có lúc đe dọa về một cuộc chiến thực sự. Quan hệTrung – Đài do đó có lúc vô cùng căng thẳng và tưởng chừng bấtcứ một va chạm nhỏ nào cũng thổi bùng cuộc chiến khốc liệt.
Do đó, để đối phóvới nguy cơ bị tấn công bất thình lình, Đài Loan quân sự hóamạnh nhất có thể. Trong suốt thập kỷ 80, hòn đảo được bảo vệ bởicác cụm phòng thủ theo dạng tổ ong vô cùng kiên cố. Phải đếngiữa những năm 1990, Kim Môn mới được chuyển cho dân sự quản lývà cho phép du khách đến thăm quan tự do.
Tuy nhiên, đókhông phải là dấu hiệu chứng mình quan hệ Trung – Đài đang trởnên hòa dịu. Sự thật là quan hệ giữa hai bờ luôn bị bao trùmtrong nghi ngờ, căng thẳng, đe dọa và được biểu hiện bằng cácđộng thái quân sự của cả hai bên.
Chẳng hạn, cáchđây 15 năm, Trung Quốc kich liệt phản đối bầu cử Tổng thống ởĐài Loan mà sau đó người giành chiến thắng là Lý Đăng Huy, chínhtrị gia nổi tiếng với chủ trương đòi độc lập cho Đài Loan, bằngmột vụ thử tên lửa.
Cho đến tận bâygiờ, hai bên bờ eo biển vẫn liên tục ganh đua, đọ nhau về mặtquân sự với ưu thế dường như đang bắt đầu nghiêng hẳn vềphía Đại lục nhờ có sự phát triển như vũ bão trong lĩnh vực kinhtế.
Để phô trương sứcmạnh quân sự, Trung Quốc gần đây cho ra mắt tàu sân bay đầu tiênmang tên Thi Lang, buộc Bộ Quốc phòng Đài Loan phải phát triểnmạnh tên lửa hành trình thế hệ mới nhất của họ là Hùng PhongIII, vũ khí được xem là “kẻ hủy diệt tàu sân bay”.
Tuy nhiên, xétmột cách tổng thể, sức mạnh quân sự của Trung Quốc vượt trội hơnhẳn trong thời gian gần đây, phá vỡ thế cân bằng quân sự giữahai bên, gây nhiều quan ngại cho Đài Loan.
“Bởi thế cân bằngvề sức mạnh quân sự đã thay đổi trong thời gian gần đây, nên sẽrất khó để chống lại những áp lực đến từ Trung Quốc”, Lin WenCheng, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu chính sách quốcgia cảnh báo.
Đồng quan điểm,ông Wang Jin Pyng, Chủ tịch Quốc hội Đài Loan cũng nhấn mạnh:“Bởi vì Đại lục rất khó đoán nên an ninh của Đài Loan không chỉđược xây dựng với đối tượng duy nhất là Đại lục”.
Do đó, xuất phát từ mối lo ngại cho an ninh quốc gia, Đài Loankhông tiếc tiền của mua sắm vũ khí tối tân của Mỹ. Tuy nhiên,trong thương vụ mua bán vũ khí mới nhất giữa Mỹ và Đài Loan,Washington từ chối bán các chiến đấu cơ tối tân F-16 C/D cho ĐàiBắc vì ngại “chọc giận” Bắc Kinh.
Động thái này củaMỹ đang dấy lên nhiều quan ngại trong giới chức Đài Loan.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu thúc đẩy quan hệ với Đại lục. |
“Không có nhữngchiếc đấu cơ mới, chúng tôi mất đi sức mạnh đòn bẩy và ngay lậptức đối mặt với thách thức trong việc thực thi trách nhiệm bảovệ hòa bình và ổn định trong khu vực”, Thứ trưởng Quốc phòngYang Nien-Dzu than thở.
Ngoài ra, độngthái của Mỹ còn gây ra nhiều tác động về mặt ngoại giao cho ĐàiLoan. Theo giải thích của Đại sứ Chen S.F. đang làm việc tại Quỹchính sách quốc gia (National Policy Foundation) thì một nềnquốc phòng vững mạnh hơn sẽ tăng cường khả năng thương lượng choĐài Loan. “Khi chúng ta bước vào một cuộc đàm phán chính trị vớiĐại lục, chúng ta cần phải có một thế mạnh”, Đại sứ Chen S.F.cho hay.
Vừa hợp tác,vừa đấu tranh
Năm 2008, sauchiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống của Đài Loan, MaYing-jeou (thuộc Quốc Dân đảng) chính thức trở thành lãnh đạo số1 của Đài Loan. Dưới chế độ Ma Ying-jeou, Đài Loan bắt đầu thayđổi lập trường, sử dụng chính sách ôn hòa để thúc việc được côngnhận như một quốc gia độc lập. Đài Loan cũng từ bỏ những nỗ lựcvô vọng nhằm giành lại vị trí từng bị mất ở Liên Hiệp Quốc.
Phía Trung Quốc cũng bắt đầu nới lỏng sự chèn ép trên mặt trậnngoại giao. Hai bờ eo biển không còn sử dụng các gói viện trợkhổng lồ để lôi kéo các quốc gia nhỏ hơn đứng về phía mình vàchống lại phía kia nữa.
Quan trọng nhất,Trung - Đài nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và vănhóa. Các hoạt động đầu tư và giữa hai bờ eobiển ban đầu tiến triển thông qua trung gian là Hong Kong.
Cho đến thời điểmnày, 70% đầu tư Đài Loan chảy vào Đại lục, nơi có gần 100.000doanh nghiệp Đài Loan đang hoạt động. Bên cạnh đó, Trung Quốcgiữ 41% thương mại của Đài Loan.
Dự kiến hợp táckinh tế Trung – Đài sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhờ Hiệpđịnh khung hợp tác kinh tế vừa được hai bên ký kết hồi nămngoài. Hiệp định này được xem là một thỏa thuận lịch sử giữa haibờ eo biển khi nhờ nó các rào cản kinh tế, thuế quan đối vớihàng trăm mặt hàng của cả Trung Quốc lẫn Đài Loan sẽ được loạibỏ dần dần.
Về du lịch, Đài Loan dần nới lỏng hạn chế đối với khách du lịchTrung Quốc. Do đó, kể từ tháng 7/2008, có 5.710.000 lượt ngườiTrung Quốc đến thăm Đài Loan.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các quan hệ kinh tế đang tiến triểnmang lại lợi ích cho cả hai bên thì Trung Quốc lại bắt đầu muốnnhiều hơn một mối quan hệ gần gũi.
Trung Quốc gợi ývề một vài hình thái tự trị cho Đài Loan song nhiều người nghingờ điều đó.
Về phía Đài Loan,họ từ lâu đi theo con đường chính trị đối lập với Trung Quốc vàkiên quyết giữ quyền tự chủ của mình hay nói cách khác họ khôngmuốn bị lệ thuộc vào Trung Quốc.
“Ngày càng nhiềungười Đài Loan thấy rằng họ khác biệt so với người Trung Quốc”,Giáo sư Huang W.F., thuộc ĐH Quốc gia Đài Loan nhấn mạnh.
Trung Quốc tínhtoán rằng, sự phụ thuộc chặt chẽ về kinh tế đồng nghĩa với việctương lai của Đài Loan gắn liền với tương lai của Trung Quốc. Vàđó chính xác là điều mà Giáo sư Huang lo ngại.
“Hội nhập kinh tếchặt chẽ với Trung Quốc đang ăn mòn quyền tự trị của Đài Loan.Nếu điều này vẫn tiếp diễn, chỉ mươi năm nữa, Đài Loan sẽ mấtquyền tự trị”, Giáo sư Huang lo lắng.
Bi quan hơn,Hsiao Bi-khim, một nữ chính khách Đài Loan nhấn mạnh: “Thay vìnỗ lực để thay đổi Trung Quốc thì chính Đài Loan lại đang bịTrung Quốc biến đổi”.
Tuy nhiên, ĐàiLoan cũng nhận thức được rằng việc kết thúc quan hệ kinh tế vớiTrung Quốc là điều không tưởng.
Do đó, làm thếnào để hợp tác sâu về kinh tế với Trung Quốc mà vẫn đảm bảo đượcquyền tự chủ của Đài Loan đang là vấn đề then chốt trong cáctrong các cuộc bầu của lập pháp và Tổng thống của Đài Loan vàotháng giêng năm sau.
Theo truyềnthống, Đài Loan nằm dưới sự lãnh đạo của Quốc Dân đảng. Ngàynay, Quốc Dân đảng đang thúc đẩy sự tồn tại độc lập của Đài Loantrong khi vẫn nhấn mạnh một chính sách hòa giải hơn với TrungQuốc. Tổng thống Mã của Đài Loan là người theo đuổi lập trường:“Không thống nhất, không độc lập và không sử dụng vũ lực”.
Ngoài ra, hộinhập kinh tế cũng là trọng tâm chính sách của KMT với tuyên bốcủa Tổng thống Mã: “Chúng tôi đang nỗ lực để biến eo biển ĐàiLoan từ một khu vực đầy bất ổn trở thành một khu vực hòa bình”.
Tuy nhiên, nhiều người Đài Loan lo ngại, việc hội nhập kinh tếcó dẫn đến “hội nhập về chính trị’ giống như mong muốn của TrungQuốc? Mặc dù “duy trì tình trạng hiện tại là ưu tiên hàng đầu”của Tổng thống Mã song Hsiao Bi-khim vẫn tỏ ra lo ngại về chủquyền của Đài Loan bởi theo bà, “Tổng thống Ma quá thân vớiTrung Quốc” và ngờ rằng “nếu tái đắc cử, Ma sẽ thúc đẩy quátrình hội nhập chính trị”.
Trong khi đó,đảng Dân chủ Cấp tiến (DPP) từng nhấn mạnh ủng hộ sự độc lậpcủa Đài Loan. Dù chấp nhận tình trạng hiện tại, song DPP luônchú trọng đẩy mạnh việc mở rộng quan hệ quốc tế của Đài Loan;đồng thời lên tiếng chỉ trích việc Đài Loan ngày càng phụ thuộckinh tế vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, ứng cửviên tổng thống của DPP Tsai Ing-wen lại cam kết tiếp tục đàmphán với Trung Quốc mà không cần điều kiện tiên quyết. Điều nàydẫn đến quan ngại rằng nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cửnăm tới, DPP cũng sẽ thay đổi lập trường quay sang “thân Trung”.
“Nếu DPP cầmquyền vào năm tới, họ có thể không giữ lập trường đối đầu giồngnhư cách đây ba năm trước”, Chang Chung-Young, giáo sư ĐH FoGuang dự đoán.
Do đó, bất cứ aichiến thắng trong cuộc bầu cử và trở thành người đứng đầu ĐàiLoan sẽ phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn như Chao Chien-Ngày nay Trung Quốc có ảnh hưởng ở Đài Loan vềkinh tế hơn là về quân sự. Nhưng Trung Quốc đang làm mọi thứ đểtận dụng toàn bộ sức mạnh của họ".
Do vậy, câu hỏiđặt ra là liệu Đài Loan có thể thoát khỏi áp lực ngày càng giatăng đến từ Đại lục hay không? Câu trả lời là điều đó không dễ.Người Đài Loan tiếp tục xây dựng một xã hội năng động, hấp dẫnvà tự do hơn. Vì thế, điều duy nhất có thể hy vọng đó là sự thậntrọng, kiên nhẫn và khôn ngoan sẽ tồn tại trên cả hai bên bờ eobiển Đài Loan nhằm góp phần duy trì hòa bình và ổn định cho toànkhu vực.
Theo Đất Việt
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.