- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thế giới bất ổn do giá lương thực, thực phẩm tăng vọt
Giá lương thực, thực phẩm tăng vọt đang gây bất ổn tại một số nơi trên thế giới.Tại Algeria, đã có ít nhất hai người thiệt mạng và 300 người bị thương trongnhững vụ bạo loạn vì giá lương thực gia tăng.
Giá lương thực, thực phẩm tăng vọt đang gây bất ổn tại một số nơi trên thế giới.Tại Algeria, đã có ít nhất hai người thiệt mạng và 300 người bị thương trongnhững vụ bạo loạn vì giá lương thực gia tăng.
Các nhà chức trách nói, vụ chết người đầu tiên xảy ra hôm 7-1 tại vùng M’Sila,phía Đông Nam thủ đô Algiers khi một người biểu tình bị cảnh sát bắn. Người thứhai bị thiệt mạng trong vụ bạo loạn xảy ra tại thị trấn Bou Smail, cách thủ đô40 km về phía Tây. Các phần tử nổi loạn đã cướp phá các tòa nhà chính phủ, ngânhàng và bưu điện. Dân chúng nổi giận vì giá các loại hàng như bột mì, đường vàdầu ăn tăng đột ngột.
Họ đổ lỗi cho các chính sách củaChính phủ gây ra nạn tăng giá, thất nghiệp và những vấn đề kinh tế khác. Tạinước láng giềng Tunisia cũng xảy ra các cuộc biểu tình bạo động làm 3 ngườithiệt mạng. Trước đó, Cơ quan Lương nông Liên Hợp Quốc (FAO) đã lên tiếng cảnhbáo nguy cơ khủng hoảng xã hội do giá cả lương thực thực phẩm tăng cao. FAO cònbày tỏ lo ngại là giá các mặt hàng này sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa trongthời gian tới.
Điều gì làm giá lương thực, thực phẩm tăng cao trong thời gian qua? Các nhà phântích cho rằng, trong số các nguyên nhân đẩy giá lương thực thực phẩm lên cao cóviệc mùa màng bị thất bát tại nhiều nơi trên thế giới và chính sự thay đổi bấtthường của thời tiết như hạn hán, lũ lụt, cháy rừng và băng giá đã khiến nhiềunơi bị mất mùa.
Tại những quốc gia được xem là vựa lúa mì thế giới như Canada vàNga, mùa màng đều bị thiệt hại nặng do thời tiết. Tại Canada, trời giá rét đãlàm sản lượng lúa mì giảm đến hơn 17%. Tại Nga, hạn hán và hoả hoạn mùa hè nămngoái đã làm mất đi 19 triệu tấn lúa mì .
Còn tại Australia, trận lụt đanghoành hành tại đây dự báo sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới sản lượng lương thực.Ngoài ra đợt giá rét hiện nay tại Bắc bán cầu chắc chắn cũng sẽ gây tác hạikhông nhỏ cho mùa màng sắp tới tại các quốc gia trong khu vực. Theo Liên HợpQuốc, nếu giá lương thực tiếp tục tăng trong vài tháng tới thì tình hình có thểsẽ càng thêm căng thẳng tại các quốc gia nghèo.
Bạo loạn tại Algeria xảy ra sau khi giá cả các nhu yếu phẩm như bột mì, đường và dầu ăn tăng đột ngột |
Sau cuộc khủng hoảng lương thực hồi năm 2008, các tổ chức phi chính phủ đã nhiềulần lên tiếng cảnh báo nguy cơ bạo loạn tại các quốc gia nghèo do thiếu lươngthực. Họ còn bày tỏ sự lo ngại khi thấy chính quyền một số nước hầu như không cóphản ứng gì trước những cảnh báo này.
Ông Ambroise Mazal thuộc hiệp hộiCCFD nêu câu hỏi: "Phải chăng là phải đợi đến khi người dân nổi dậy thì mớihành động? Đổ lỗi cho thời tiết, nhưng có ai đưa ra biện pháp gì để khắc phụchậu quả khắc nghiệt của thời tiết hay không, khi mà nông nghiệp vốn lệ thuộc vàoyếu tố khí hậu?".
Một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến nguy cơ thiếu lương thực, thực phẩm là nạn đầucơ. Theo tờ L’Humanité của Pháp, năm 2011 đã bắt đầu không tốt chút nào đối vớingười nghèo, vì các nhà đầu cơ đã nhắm vào những sản phẩm cơ bản của đời sốngnhư đường, dầu ăn, ngũ cốc. L’Humanité cho biết, giá ngũ cốc trên thị trường thếgiới đã tăng lên 140% trong tháng 7 sau nạn hạn hán và các đám cháy ở Nga.
Nạn nhân các vụ đầu cơ lương thực,thực phẩm sẽ là dân chúng các quốc gia nghèo phải nhập những mặt hàng này. TheoL’Humanité, nếu vụ thu hoạch sắp tới lại bị thời tiết bất thường gây tác hại thìtình hình sẽ nguy kịch đối với dân nghèo trên khắp hành tinh. L’Humanité chorằng, chỉ có việc thiết lập các kho dự trữ thì mới hy vọng bẻ gẫy nạn đầu cơ. Vàđây là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị.
Trong cương vị Chủ tịch G20, Pháp đã đặt vấn đề điều tiết nguồn nguyên liệu trênthị trường là một trong những ưu tiên của mình. Paris muốn thúc đẩy và tạo thuậnlợi cho việc xây dựng các kho dự trữ tối thiểu và phải minh bạch hóa tình trạngdự trữ, qua đó, ngăn chặn nạn đầu cơ.
Thế nhưng, giới chuyên gia cảnhbáo, không thể chi phối thị trường nông sản bằng những quy định. Vấn đề cơ bảnlà phải thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ để phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo vàcác nước đang phát triển.
Theo Thanh Minh
Đại Đoàn Kết
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.