Thủ tướng yêu cầu bằng mọi giá đưa lao động đã rời Lybia hồi hương

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan lên kế hoạch cụ thể, nhanh chóng đưa số lao động đã rời khỏi Libya về nước bằng mọi phương tiện như tiếp tục cử chuyên cơ của Vietnam Airlines, thuê máy bay của các hãng nước ngoài...

Thủ tướng yêu cầu các cơ quanlên kế hoạch cụ thể, nhanh chóng đưa số lao động đã rời khỏi Libya về nước bằngmọi phương tiện như tiếp tục cử chuyên cơ của Vietnam Airlines, thuê máy bay củacác hãng nước ngoài...

Trưa nay, 4/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các Bộ, ngành chức năng:Lao động - Thương Binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Hàng khôngViệt Nam… nhằm tiếp tục chỉ đạo các biện pháp cấp bách để đảm bảo an toàn, khẩntrương đưa đưa lao động Việt Nam làm việc tại Libya về nước.

Còn 289 lao động tại Libya
 
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, tính đếnhết ngày 3/3, đã có gần 10.000 lao động Việt Nam sơ tán khỏi Libya sang Ai Cập,Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Malta…

Thủ tướng yêu cầu bằng mọi giá đưa lao động đã rời Lybia hồi hương
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tại cuộc họp: "Sử dụng sức mạnh nội lực là chính".

Trong số đó, có gần 5.500 lao động đã và đang đượcđưa về Việt Nam. Số còn lại ở các nước thứ 3 bao gồm 1.600 ở Thổ Nhĩ Kỳ, 1.500 ởTunisia, 300 ở Malta, 292 ở Algeria, 200 ở Ai Cập, 160 ở Hy Lạp và 139  ở Síp.Hiện, tất cả số lao động ở Ai Cập, Hy Lạp, Malta, Síp và khoảng 1.000 lao độngtại thổ Nhĩ Kỳ đã được đặt vé máy bay để về Việt Nam.

Như vậy, hiện vẫn còn 289 người vẫn trong nội địacủa Libya và vẫn giữ được liên lạc thường xuyên với số lao động này. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã làm việc với Văn phòng Đại diện Nhà nước Libya tạiViệt Nam đề nghị hỗ trợ số lao động này về nước trong thời gian sớm nhất.

Phía Libya cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi, hỗtrợ tất cả lao động Việt Nam rời khỏi Libya trong một vài ngày tới.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đây là chiếndịch giải cứu công dân lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Điều đáng mừng làđến thời điểm này vẫn chưa có thông tin nào về trường hợp công dân của nước tabị thương vong do sự mất ổn định về chính trị và xã hội ở Libya.

Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đánh giá Việt Nam là mộttrong những nước đầu tiên đã tích cực, khẩn trương đưa công dân của nước mìnhtại Libya về nước một cách an toàn và hiệu quả.

Đồng ý chủ trương hỗ trợ lao động tại Libya

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực củaBan Chỉ đạo, các bộ, ngành chức năng chức năng đã bám sát hai yêu cầu chỉ đạocủa Thủ tướng Chính phủ là bằng mọi biệu pháp đảm bảo an toàn về tính mạng, tàisản cho người lao động Việt Nam tại Libya và khẩn trương đưa lao động Việt Namtại Libya về nước trong thời gian sớm nhất.

Nhấn mạnh tình hình Libya vẫn đang diễn biến phứctạp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ cần tiếp tục khẩn trương, quyết liệt thựchiện các công việc này. Bên cạnh sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, chúng ta phảisử dụng sức mạnh nội lực là chính.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợpchặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Libya và các tổ chức quốc tế khẩn trươngsơ tán số lao động Việt Nam còn lại hiện đang mắc kẹt tại Libya sang nước thứ 3.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan lên kếhoạch cụ thể, nhanh chóng đưa số lao động đã rời khỏi Libya về nước bằng mọiphương tiện như tiếp tục cử chuyên cơ của Hàng không Việt Nam, thuê máy bay củacác hãng hàng không nước ngoài, vận động đối tác nước ngoài và các tổ chức quốctế mua vé máy bay cho người lao động về nước…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đồng ý với kiến nghịcủa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân về chủtrương thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động từ Libya về nước, đặc biệt đốivới số lao động ở các huyện nghèo và số lao động mới sang Libya dưới một năm.

Theo Báo điện tử Chính Phủ




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.