Trung Quốc cảnh báo xung đột với Nhật

Một tổ chức nghiên cứu chính sách của quân đội Trung Quốc cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành "trung tâm toàn cầu mới" về cạnh tranh quân sự và địa chính trị, và cảnh báo các cuộc xung đột tiềm tàng với Nhật vì quần đảo Senkuku/Điếu Ngư.

Một tổ chức nghiên cứu chính sách của quân đội Trung Quốc cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành "trung tâm toàn cầu mới" về cạnh tranh quân sự và địa chính trị, và cảnh báo các cuộc xung đột tiềm tàng với Nhật vì quần đảo Senkuku/Điếu Ngư.

Trung Quốc cảnh báo xung đột với Nhật

Hai tàu tuần duyên Nhật Bản chặn tàu chở nhà hoạt động Trung Quốc tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tháng 8/2012.  
Đổ lỗi cho Mỹ

Nhận định trên được đưa ra trong "Báo cáo chiến lược 2012" do Trung tâm chính sách quốc phòng quốc gia (CNDP) thuộc Viện khoa học quân sự thuộc quân đội Trung Quốc, công bố hôm 28/5.

Báo cáo chủ yếu tập trung vào tình hình an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mặc dù cũng bao gồm các vấn đề nóng trên thế giới như cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên và vấn đề hạt nhân Iran.

Tài liệu nhấn mạnh rằng châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành "trung tâm quân sự, kinh tế, địa chính trị toàn cầu mới" và các cường quốc đã tăng cường nỗ lực để thống trị khu vực, trong khi Mỹ đẩy mạnh chính sách "hướng Đông".

Báo cáo cho biết "trong bối cảnh cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, cuộc cạnh tranh đại dương khốc liệt và các cuộc xung đột thường xuyên trong khu vực, sự phức tạp, tính nhạy cảm và bất ổn của môi trường an ninh Trung Quốc ngày càng hiển hiện".

Shen Shishun, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương thuộc Tổ chức nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, cho rằng tình hình an ninh quanh Trung Quốc đã thực sự trở nên phức tạp và bất ổn trong những năm gần đây. Theo ông Shen, nguyên nhân là do chính sách "xoay trục" sang châu Á của Mỹ và các cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày càng gia tăng.

"Sự thay đổi chiến lược của Mỹ nhắm vào Trung Quốc, một quốc gia mà Washington tin là có thể thách thức uy thế của Mỹ cả trong khu vực và toàn cầu, vì thế Mỹ muốn khuấy động các cuộc tranh chấp trong khu vực để chống lại ảnh hưởng chính trị và kinh tế này càng gia tăng của Bắc Kinh ở châu Á-Thái Bình Dương", ông Shen nói.

Cảnh báo xung đột với Nhật

Báo cáo, được đưa ra trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng căng thẳng, cảnh báo rằng một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra nếu tranh cãi leo thang. Tài liệu cũng cảnh báo sự đối đầu giữa 2 nước vì quần đảo có thể mở rộng từ trên biển đến trên không.

Liu Lin, nhà nghiên cứu tại Viện khoa học quân sự của quân đội Trung Quốc, nói với Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc rằng nguy cơ càng tăng cao khi các máy bay chiến đấu và tàu chiến Nhật thường theo dõi các tàu hải giám và máy bay Trung Quốc trong khu vực.

Báo cáo nói rằng cuộc tranh cãi không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ Trung-Nhật, mà còn đe dọa sự ổn định khu vực.

Ông Shen cho rằng mặc dù chiến lược của Mỹ là nhằm khiến Trung Quốc sa vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng, nhưng sự bùng nổ của các cuộc xung đột có vũ trang không phải là điều mà Mỹ muốn nhìn thấy vì điều đó không mang lại lợi ích cho Washington.

"Mỹ đang cố gắng chơi trò cân bằng để kiểm soát tình hình. Trong khi Mỹ khăng khăng rằng nước này không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp vì Senkaku/Điếu Ngư, Washington cùng lúc khẳng định rằng quần đảo nằm trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh và hợp tác song phương Mỹ-Nhật".

"Nhưng đây là một trò chơi nguy hiểm có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát và làm tổn hại tới Mỹ", ông Shen nói.

Trong diễn biến mới nhất liên quan tới cuộc tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật, hai nước đã lời qua tiếng lại xung quanh các bình luận của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đức rằng Nhật Bản phải trả lại các lãnh thổ từng đánh cắp của Trung Quốc.

Huang Dahui, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á tại Trường nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Renmin, cho rằng cuộc tranh cãi giữa Nhật Bản và Trung Quốc không chỉ đơn thuần là tranh cãi về quyền lợi và lợi ích.

"Đây cũng là kết quả của sự cân bằng quyền lực. Trung Quốc đã vượt Nhật trở thành nên kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Nhưng Nhật Bản xem Trung Quốc là một mối đe dọa và đối thủ cạnh tranh hơn là một đối tác", ông Huang nói.

"Để tìm kiếm thêm đòn bẩy trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc, Nhật Bản muốn phá vỡ nhiều hạn chế vốn bị áp đặt sau Thế chiến II, bên cạnh việc tăng cường liên minh quân sự với Trung Quốc", ông Huang nói.


Theo
Thời báo hoàn cầu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.