- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trung Quốc dùng chiến lược gì ở Biển Đông?
Ấn phẩm số tháng 1/2013 của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đăng bài viết “Trung Quốc và những tranh chấp tại Biển Đông: Chiến lược mới và cũ” của Lye Liang Fook, Trợ lý Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á thuộc Trường Đại học Quốc gia Singapore .
Ấn
phẩm số tháng 1/2013 của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đăng bài viết
“Trung Quốc và những tranh chấp tại Biển Đông: Chiến lược mới và cũ” của
Lye Liang Fook, Trợ lý Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á thuộc Trường Đại
học Quốc gia Singapore .
Hơn
nữa, Trung Quốc ngày càng thông thạo trong việc dùng các biện pháp hành
chính và pháp lý để khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, như việc tổ
chức lễ chính thức thành lập thành phố Tam Sa vào tháng 7/2012 và thông
qua luật vào tháng 11/2012 cho phép cảnh sát lên tàu của nước ngoài và
buộc tàu quay về vì đi vào vùng biển của tỉnh Hải Nam trái phép.
Nhà
nghiên cứu Lye cho rằng, những chiến lược mới do Trung Quốc áp dụng
trong tranh chấp tại Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giải
quyết tranh chấp tại khu vực này và những nỗ lực để tiến tới ký kết Bộ
Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông mà Tổng Thư ký mới của ASEAN, ông Lê Lương
Minh, đang thúc đẩy.
Tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại san hô trên Biển Đông |
Một
trong những chiến lược mới đó là việc thúc đẩy các hoạt động thăm dò và
khai thác dầu và khí đốt tại Biển Đông, kể cả tại những khu vực mà các
nước ASEAN đòi chủ quyền, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và
Brunei.
Thí
dụ, vào tháng 9/2010, Chevron China và BP China đã được bật đèn xanh
cho việc khai thác dầu khí tại ba khu vực biển sâu là 42/05, 64/18 và
53/30 tại Biển Đông.
Vào
tháng 5/2011, Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia của Trung Quốc
(CNOOC) đã kêu gọi các công ty nước ngoài tham gia liên doanh để khai
thác dầu khí tại 19 khu vực ngoài khơi Trung Quốc, kể cả tại vùng có
tranh chấp với Việt Nam (65/24).
Vào
tháng 6/2012, Trung Quốc lại kêu gọi nước ngoài tham gia liên doanh
khai thác dầu khí tại 9 khu vực trong Vùng Kinh tế Đặc quyền của mình,
trong đó có cả khu vực mà Việt Nam khẳng định chủ quyền.
Ông
Lye chỉ ra một chiến lược mới khác mà Trung Quốc áp dụng, đó là uy hiếp
và đánh đuổi các tàu nước ngoài tiến hành khảo sát, thăm dò hoặc đánh
cá tại Biển Đông.
Vào
tháng 3/2011, Philippines lên tiếng phản đối tàu tuần tra của Trung
Quốc uy hiếp tàu khai thác dầu khí đang hoạt động tại khu vực cách tỉnh
Palawan của Philippines 50 dặm.
Cũng
trong năm 2011, Philippines cáo buộc tàu cá của Trung Quốc bắn vào ngư
dân Philippines. Tương tự, Việt Nam thông báo rằng tàu hải giám của
Trung Quốc đã cố tình cắt cáp của tàu khảo sát tại vùng biển của Việt
Nam vào tháng 5/2011.
Tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp - Ảnh: PetroTimes |
Trung
Quốc áp dụng hàng loạt biện pháp, từ gây sức ép về chính trị và ngoại
giao đến tăng cường năng lực hải quân và thậm chí áp dụng các biện pháp
kinh tế nhằm buộc đối phương phải nhượng bộ.
Theo Vietnam+
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.