Trung Quốc “lớn giọng” khi Mỹ-Ấn tính tuần tra chung trên Biển Đông

Phản ứng trước thông tin về khả năng tuần tra chung giữa Ấn Độ và Mỹ trên Biển Đông, Trung Quốc ngày 11/2 đã cảnh báo rằng sự can thiệp từ các quốc gia bên ngoài khu vực "đe dọa hòa bình và sự ổn định khu vực".

Phản ứng trước thông tin về khả năng tuần tra chung giữa Ấn Độ và Mỹ trên Biển Đông, Trung Quốc ngày 11/2 đã cảnh báo rằng sự can thiệp từ các quốc gia bên ngoài khu vực "đe dọa hòa bình và sự ổn định khu vực".


Tàu chiến USS Curtis Wilbur của Hải quân Mỹ (Ảnh: Wiki)

Tàu chiến USS Curtis Wilbur của Hải quân Mỹ (Ảnh: Wiki)

“Sự hợp tác giữa các quốc gia không nên nhằm vào một bên thứ 3”, người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết trong một tuyên bố.

“Các quốc gia ngoài khu vực phải ngừng thúc đẩy quân sự hóa Biển Đông, chấm dứt làm tổn hại tới hòa bình và an ninh quốc gia của các quốc gia ven biển dưới danh nghĩa tự do hàng hải và làm tổn hại tới hòa bình và sự ổn định của khu vực”, ông Hồng lớn giọng.

Báo chí Mỹ ngày 10/2 dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức các cuộc thảo luận về việc tiến hành tuần tra hải quân chung, có thể bao gồm cả Biển Đông, một động thái được dự đoán sẽ khiến Trung Quốc nổi giận.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 11/2 cho biết hiện thời Mỹ và Ấn Độ chưa có kế hoạch tuần tra hải quân chung.

“Mỹ và Ấn Độ có chung mong muốn về hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại châu Á”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói. “Nhưng hiện thời, chưa có kế hoạch về các cuộc tuần tra hải quân chung”.

Mỹ và Ấn Độ đã tăng cường quan hệ quân sự trong những năm gần đây khi tiến hành tập trận hải quân chung ở Ấn Độ Dương cùng hải quân Nhật Bản. Cả Mỹ và Ấn Độ cũng không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng ngày càng lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển này.

Cả hai nước đã tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải và tự do bay tại Biển Đông khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm New Delhi hồi tháng 1/2015. Ông Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khi đó cũng nhất trí “các định các lĩnh vực cụ thể để mở rộng hợp tác hàng hải”.

“Chúng tôi hi vọng các bên liên quan phát ngôn và hành động thận trọng, không can thiệp vào vấn đề Biển Đông, đặc biệt là tránh bị các nước khác lôi kéo và có thể làm tổn hại lợi ích của chính mình”, ông Hồng nói hôm qua.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông dựa trên cái gọi là “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn” phi pháp, chồng lấn lên các vùng biển của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.

Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động bồi đắp và xây đảo nhân tạo trái phép ở Trường Sa, phớt lờ luật pháp quốc tế và sự chỉ trích mạnh mẽ của thế giới.

Kể từ tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã điều tàu chiến và máy bay quân sự tới các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép ở Biển Đông để tỏ thái độ không thừa nhận yêu sách chủ quyền vô lối của Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông, đồng thời khẳng định quyền tự do hàng hải và tự do bay trong khu vực.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.