- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lễ cúng rằm tháng Chạp có nên thực hiện trước ngày 15?
Lễ cúng rằm tháng Chạp có nên thực hiện trước ngày 15 là băn khoăn của khá nhiều người khi gia đình không có điều kiện cúng đúng ngày.
Rằm tháng Chạp (15 tháng 12 Âm lịch) là một trong những lễ cúng quan trọng trước Tết Nguyên đán và là một trong những ngày rằm được coi trọng đặc biệt trong năm. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương khấn tổ tiên và thần linh.
Lễ cúng rằm tháng Chạp có nên thực hiện trước ngày 15?
Với cuộc sống bận rộn có thể khiến nhiều người không thể cúng đúng vào ngày 15 Âm lịch. Thêm vào đó, cuối năm cũng là thời điểm mọi người tất bật với công việc, mua sắm, và chuẩn bị cho các hoạt động đón Tết.
Theo quan niệm xưa, có thể cúng rằm tháng Chạp trước một vài ngày nếu điều kiện không cho phép, miễn là giữ được lòng thành kính và thái độ trang nghiêm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không nên cúng quá sớm. Nếu không thể cúng đúng ngày, nên chọn một ngày gần với rằm nhất có thể, ví dụ như ngày 14 Âm lịch hoặc thậm chí là 13 Âm lịch.
Dù cúng trước, gia chủ cần đảm bảo mâm cúng và các nghi thức truyền thống được thực hiện đúng, đầy đủ và trang trọng.
Năm nay, rằm tháng Chạp rơi vào thứ Ba ngày 14/1 Dương lịch, là ngày làm việc trong tuần. Những gia đình quá bận vào ngày này có thể sắp xếp cúng trước từ ngày 14 tháng Chạp (tức thứ Hai ngày 13/1).
Việc cúng rằm tháng Chạp tốt nhất nên được thực hiện vào buổi sáng hoặc chiều tối, không nên cúng quá muộn. Điều quan trọng nhất trong lễ cúng rằm tháng Chạp vẫn là lòng thành kính và sự tưởng nhớ đến tổ tiên.
Lễ cúng rằm tháng Chạp không nên làm quá sớm hay quá muộn. (Ảnh: Dreamstime)
Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp
Mâm cúng rằm tháng Chạp thường khá đa dạng, bao gồm các lễ vật và mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn.
Các lễ vật
Hương: Thắp hương là nghi thức đầu tiên và quan trọng trong các lễ cúng.
Hoa: Hoa tươi, thường là hoa cúc vàng hoặc hoa sen, được bài trí trang trọng để tỏ lòng tôn kính.
Đèn, nến: Bày 2 cây đèn hoặc nến tượng trưng cho ánh sáng, sự tiếp nối truyền thống và tấm lòng sáng trong.
Trái cây: Mâm ngũ quả thường được chuẩn bị cẩn thận với các loại trái cây tươi ngon như chuối, bưởi, đu đủ, xoài. Tùy từng vùng miền mà các loại trái có thể thay đổi sao cho phù hợp và mang ý nghĩa tốt lành.
Trà, rượu: Một bình trà và một chai rượu nếp hoặc rượu trắng nhỏ là những vật phẩm không thể thiếu.
Đây là các thức uống đại diện cho sự tinh khiết và lòng thành của gia chủ.
Trầu cau luôn đi liền với các nghi lễ cúng bái của người Việt, biểu hiện cho sự gắn kết, trường tồn trong các mối quan hệ gia đình.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp đầy đủ. (Ảnh: Vũ Thu Hương)
Mâm cỗ cúng
Với mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp, có nhà chỉ làm cỗ chay, có nhà chỉ dâng cỗ mặn, nhiều gia đình chuẩn bị cả hai mâm cỗ.
- Mâm cỗ mặn: Một mâm cơm cúng rằm tháng Chạp đầy đủ thường có bánh chưng, xôi, thịt gà luộc, canh miến hoặc canh măng, giò chả, món xào, nem rán... Các món trong mâm cỗ mặn tùy theo phong tục của từng địa phương và từng gia đình có thể thay đổi khác nhau.
- Mâm cỗ chay: Một số gia đình lựa chọn mâm cơm chay với các món như đậu hũ, rau xào, nấm hấp để thể hiện lòng thành kính.
Theo VTCnews
-
Đời sống31 phút trướcThông tin chính thức về việc Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan - Madam Pang chi trả viện phí tại Thái Lan cho Nguyễn Xuân Son.
-
Đời sống1 giờ trướcCúng ông Công ông Táo vào ngày và giờ đẹp nào để thực hiện lễ cúng mang lại tài lộc, bình an là quan tâm của nhiều người trong những ngày cuối năm này.
-
Đời sống3 giờ trướcCam chấm mắm tôm - nhiều người tưởng đây chỉ là cách ăn 'câu like' mà không hề biết đó là một món ăn đặc sản của người Hương Sơn, Hà Tĩnh.
-
Đời sống5 giờ trướcNăm 2025, việc chọn tuổi xông đất cho gia chủ Bính Thìn (1976) rất quan trọng để mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia đình.
-
Đời sống5 giờ trướcChủ yếu được bán từ tối đến đêm để phát huy tác dụng, món đặc sản sền sệt, có vị đắng lạ này được cả người bản địa và khách thập phương ưa chuộng khi du lịch Hà Giang.
-
Đời sống5 giờ trướcLần nào con gái về thăm, ông bố ở Hải Dương cũng chạy ra đón, vui hơn bắt được vàng. Đoạn clip ông vui mừng khi thấy con gái khiến nhiều người xem xúc động.
-
Đời sống15 giờ trướcMột người xông đất phù hợp sẽ giúp gia chủ có tâm lý mở đầu năm mới suôn sẻ, thuận lợi trong công việc, sức khỏe, gia đình hạnh phúc và tài chính thịnh vượng.
-
Đời sống17 giờ trướcTôi không còn muốn bị chủ nghĩa tiêu dùng ép buộc nữa. Tôi chỉ muốn sống một cuộc đời đơn giản.
-
Đời sống22 giờ trướcTrang báo Thái Lan tỏ ý không tán thành việc một bộ phận CĐV Việt chỉ trích Supachok trên trang của CLB Consadole Sapporo.
-
Đời sống1 ngày trướcKhi chọn tuổi xông nhà, gia chủ tuổi Giáp Dần nên chọn người có ngũ hành, thiên can, địa chi tương sinh. Đồng thời ngũ hành, thiên can, địa chi của năm 2025 cũng cần tương sinh với người đến xông nhà.
-
Đời sống1 ngày trướcViệc tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son có dự SEA Games 33 vào cuối năm 2025 hay không đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
-
Đời sống1 ngày trướcNhững ngày cuối năm đang cận kề, mọi người đang tất bật hoàn thành công việc để chuẩn bị đón năm mới với hi vọng sung túc, an yên, hạnh phúc hơn năm cũ. Vì thế, ngày cúng tất niên đối với người dân Việt rất quan trọng.
-
Đời sống1 ngày trướcMọi gia đình cần lau dọn bàn thờ trước khi thực hiện các nghi lễ chào đón năm mới; việc dọn bàn thờ cuối năm nên được tiến hành vào ngày nào?
-
Đời sống1 ngày trướcBạn có thể tham khảo các bài khấn lau dọn bàn thờ cuối năm, bài khấn rút tỉa chân nhang ở bàn thờ gia tiên, thần tài để chuẩn bị cho các nghi lễ trong tháng Chạp.