Bữa cơm "về ngoại ở cữ" mẹ nấu cho con gái khiến chị em đồng cảnh trào nước mắt

Vỏn vẹn một bát cơm trắng, canh rau ngót thịt nạc với thịt rang, bữa cơm ngon lành biết bao mà con gái nghẹn ngào không nuốt trôi.

Vỏn vẹn một bát cơm trắng, canh rau ngót thịt nạc với thịt rang, bữa cơm ngon lành biết bao mà con gái nghẹn ngào không nuốt trôi, nhìn mẹ bế cháu trước giờ chia ly mà lưu luyến đến trào nước mắt.

Lúc ở nhà, được bố mẹ chiều chuộng yêu thương, cô gái nào cũng phụng phịu khi mẹ bắt đi nấu cơm, hoặc là mẹ nấu cơm nhưng ta đi làm về lại không ăn ở nhà mà lại hẹn hò với người yêu, bạn bè. Những bữa cơm trong chờ đợi của mẹ cứ kéo dài mãi, cho đến một ngày con gái lên xe hoa, chẳng còn ai ngồi bên mâm chờ ta về ăn nữa. Bầu bí, sinh con, thèm một bữa mẹ nấu, mang hơi ấm của mẹ, ôi sao bỗng trở nên thật khó khăn.

Ai đi lấy chồng xa đều hiểu cảm giác hối hận, nhớ nhà ngoại đến chừng nào. May mắn sinh xong được mẹ đẻ tới thăm nom, mừng hơn bắt được vàng, để rồi khi mẹ đi xa, một bát canh cũng đong đầy nước mắt.

Trên một diễn đàn lớn dành cho phụ nữ, bức ảnh "bữa cơm cuối cùng" mẹ đẻ chăm con ở cữ được đồng cảm, sẻ chia rất nhiều. Tuy không biết ai là người đăng, nhưng bức ảnh đã lấy đi biết bao nước mắt của chị em đồng cảnh. 

bữa cơm cuối cùng
Nỗi khổ lấy chồng xa và bữa cơm cuối cùng mẹ nấu cho con gái trước khi chia tay...

Len lén chụp ảnh bà ngoại bế cháu trong những giây phút cuối, người mẹ trẻ sau khuôn hình đã nén chặt nỗi lòng để không òa khóc. Bữa cơm cuối cùng mẹ nấu cho gái đẻ trước khi trở về, chỉ vỏn vẹn ít cơm trắng, canh rau ngót thịt nạc, với thịt rang, nếu là ngày xưa thế nào cũng giãy nảy chẳng chịu ăn, vì nó nhạt nhẽo, kém hấp dẫn, và chẳng nhiều nhặn gì. Nhưng bây giờ, nó là tất cả tình yêu, tấm lòng của mẹ dành cho con gái. Giờ con đã là dâu nhà người ta, không còn là công chúa bé bỏng của mẹ nữa. Mẹ chỉ có thể làm được như vậy để lại cho con thôi…

bữa cơm cuối cùng
Cơm mẹ nấu ngon lắm, nhưng sao con thấy nghẹn lòng không dám nuốt qua tim...

Nhìn những bức ảnh ấy, cô gái nào cũng không cầm được nước mắt mà nhớ đến mẹ mình. Làm dâu xa hay gần, thì có bát canh cần cũng phải xin phép mới có thể mang qua cho mẹ ruột. Còn mẹ muốn sang thăm, đâu phải tùy ý là xong. Cuộc sống 2 nơi khác biệt, kể cả nhà chồng dễ tính thì vẫn có những quy tắc riêng, bố mẹ đẻ tới thăm cũng ngại ngần nhiều thứ. Đó là hoàn cảnh mà ai đi làm dâu cũng hiểu…

Một tháng trời ở cữ sau sinh có mẹ ở bên, mẹ đã hi sinh nhường nhịn biết bao nhiêu để đến làm khách ở nhà con gái, chăm bẵm cả con lẫn cháu từ miếng ăn đến giấc ngủ. Chưa báo hiếu mẹ được bao nhiêu, đã vội vã đi lấy chồng xa để rồi mẹ ngậm cười trong nước mắt, trông theo hạnh phúc của con. Lúc mẹ ốm đau, ở xa chưa chắc đã rời nhà chồng về thăm nom, chăm sóc được, nhưng con gái sinh nở mẹ lại tất tả thân già vượt cả chặng đường mỏi mệt, tình nguyện đến bên con. 

Quãng thời gian có mẹ ở cạnh sao mà ngắn ngủi thế, bao đêm mẹ thức trông cháu để con gái được tròn giấc ngủ ngon, bà cho cháu ăn sữa, thay bỉm, vệ sinh, tắm rửa… đủ thứ, khéo léo như bà Tiên. Chẳng ai trên đời thay thế được mẹ. Ngày đón con gái về ở cữ mẹ hạnh phúc bao nhiêu, khoảnh khắc gần chia ly cảm giác nghẹn ngào như đất trời sắp đổ bấy nhiêu. Mẹ vẫn vui cười, chu đáo chuẩn bị bữa cơm cuối cùng cho con gái ăn lấy sữa. Đối diện với nụ cười của mẹ, sao thấy lòng chua xót, có lỗi với mẹ nhiều biết bao.

Những ân cần yêu thương từ bàn tay mẹ, đến khi nào con gái mới báo đáp được đủ đầy.

Theo Trí thức trẻ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.