Chi tiêu gia đình: Đừng để tiền bạc phá vỡ hạnh phúc

Chuyện chi tiêu là vấn đề quan trọng trong mọi gia đình. Thực tế cho thấy không ít gia đình nảy sinh mâu thuẫn chỉ vì chi tiêu không hợp lý.

Chuyện chi tiêu là vấn đề quan trọng trong mọi gia đình. Thực tế cho thấy không ít gia đình nảy sinh mâu thuẫn chỉ vì chi tiêu không hợp lý.

Lương nộp đủ mà vẫn không “đủ”

Hàng tháng, các gia đình phải chi một khoản tiền không nhỏ cho sinh hoạt gia đình.Thường người phụ nữ nắm giữ vai trò tay hòm chìa khóa cho mọi việc chi tiêu trong gia đình khi nguồn tài chính đã quy “về một mối”. Còn việc chi tiêu thế nào thì đúng là “mỗi nhà mỗi cảnh”.

Nhiều ông chồng phàn nàn rằng lương hàng tháng đưa hết cho vợ để lo các khoản chi tiêu trong gia đình, chỉ giữ lại một khoản rất nhỏ để chi tiêu cá nhân. Lương của hai vợ chồng gộp lại cũng được một khoản kha khá, nhưng vợ vẫn kêu không  đủ. Nếu có góp ý về cách chi tiêu của vợ thì các bà lại nhảy dựng lên, vợ chồng mâu thuẫn, chiến tranh lạnh khiến gia đình mệt mỏi, “cơm không lành, canh không ngọt”.

Đừng để vấn đề tiền bạc phá vỡ hạnh phúc gia đình

Chia sẻ với chúng tôi, anh Tuấn Minh (Hà Nội) nói: “Đàn ông chúng tôi không phải là người thích soi mói hay keo kiệt với vợ nhưng kinh tế ngày càng khó khăn trong khi cuộc sống có bao nhiêu thứ phải lo nên các bà vợ phải biết thu vén để đảm bảo cho cuộc sống gia đình. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, sẽ có lúc ốm đau, bệnh tật hoặc gặp khó khăn trong công việc, lấy tiền đâu mà trang trải?”.

Thực tế cho thấy, nhiều cô vợ cứ vô tư tiêu xài thoải mái, sẵn có tiền là thích gì mua nấy. Trường hợp này thường rơi vào những cô vợ trẻ nghiện mua sắm hay vợ chồng mới cưới không có kế hoạch chi tiêu cụ thể, có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu nên dẫn đến tình trạng thiếu trước hụt sau.

"Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm"

Không phải phụ nữ nào cũng chi tiêu “vộ tội vạ” như vậy, nhiều bà vợ rất biết thu vén, lên kế hoạch chi tiêu rất hợp lý và khoa học. Họ chia tổng thu nhập của cả nhà ra thành từng khoản nhỏ. Ví dụ như các khoản chi tiêu cố định có thể dự kiến trước như  tiền đóng học cho con, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền đi chợ hàng ngày…; các khoản chi tiêu phát sinh như ma chay, hiếu hỉ, thăm hỏi, đối nội, đối ngoại; các khoản dự phòng khi ốm đau, bệnh tật cần đi khám bác sĩ hoặc mua thuốc. Với các gia đình dư dả hơn có thể dành riêng một khoản để đi du lịch mỗi năm.

Lập bảng kế hoạch chi tiêu hợp lý

Vấn đề chi tiêu hợp lý trong gia đình không phải nằm ở việc thu nhập cao hay thấp mà nằm ở sự khéo léo sắp xếp chi tiêu, cắt giảm những khoản chi không cần thiết, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình.

Chuyện tiền bạc trong gia đình là vấn đề nhạy cảm, kể cả khi đã là vợ chồng vẫn cần sự rạch ròi về kinh tế để vợ chồng không hiểu lầm, khó chịu hay mâu thuẫn.

Là “tay hòm chìa khóa” trong gia đình, bạn đã chi tiêu như thế nào? Bạn đã bao giờ gặp mâu thuẫn về chuyện chi tiêu trong gia đình chưa?Hãy chia sẻ với chúng tôi câu chuyện của bạn tới địa chỉ email tintuconline@vietnamnet.vn hoặc comment bên dưới bài viết. Xin chân thành cảm ơn!

Hoàng Lan/ Theo VietNamNet



Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.