Rối lòng chọn trường công, tư cho con vào tiểu học

Đi tìm hiểu để đăng ký cho con học lớp 1, ghé vào trường công, chị Xuyên tá hỏa khi thấy lớp đông nghịt và cô giáo đang gõ đầu học sinh. Định cho con học một trường tư có tiếng gần nhà nhưng khoản phí gần 5 triệu mỗi tháng khiến vợ chồng chị toát mồ hôi.

Đi tìm hiểu đểđăng ký cho con học lớp 1, ghé vào trường công, chị Xuyên tá hỏa khi thấylớp đông nghịt và cô giáo đang gõ đầu học sinh. Định cho con học một trườngtư có tiếng gần nhà nhưng khoản phí gần 5 triệu mỗi tháng khiến vợ chồng chịtoát mồ hôi.

Cô con gáichuẩn bị vào lớp 1 sau hè này, nửa tháng nay, chị Xuyên (khu đô thị Mỹ Đình,Hà Nội) chạy đôn đáo tìm hiểu các trường và căng thẳng đứng trước các lựachọn.

Chị Xuyên kể,cả hai vợ chồng chị đều có thu nhập ổn định, lại mong con luôn được chăm sóctốt nhất và không bị nhồi nhét kiến thức nên từng đinh ninh bé vào lớp 1 sẽtheo học trường tư cùng hệ thống với trường mầm non đã học. Thế nhưng, khiđi mua hồ sơ đăng ký học cho con, chị toát mồ hôi khi biết, riêng tiền họcphí của cháu đã là 2.800.000 mỗi tháng, cộng thêm cả tiền bán trú, ăn uốngthì chi phí lên tới gần 5 triệu đồng.

"Hiện tại,gia đình mình vẫn có khả năng để trang trải chi phí này cho con học, nhưngsau này thì chưa nói trước được điều gì, nhất là lại sắp có bé thứ hai",chị Xuyên chia sẻ.

Vì lý do này,chị tìm tới một trường tiểu học công lập gần nhà để tham khảo, nhưng tá hỏakhi chứng kiến cảnh một lớp có gần 60 học sinh đang mướt mải ghi chép và côgiáo thì sẵn sàng gõ đầu từng em. 

Rối lòng chọn trường công, tư cho con vào tiểu học

Nhiều bé tiểu học đã phải đi học thêm vì không theo kịp chương trình học quá nặng ở trường. Ảnh minh họa: Minh Thùy

"Lớp mầmnon của con mình có gần 30 bạn, cháu đã quen được các cô đối xử mềm mỏng,nhẹ nhàng rồi, giờ mà phải học như thế này thì con bé không thể chịu được",chị Xuyên thổ lộ.

Cuối cùng chịđành quyết định cố gắng tiết kiệm các khoản khác để dành tiền cho con đượchọc trường tư.

Cũng đau đầuvề việc chọn trường cho con, chị Nguyệt (Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội) cho biết,ban đầu, chị thích cho con vào một trường công thuộc diện "điểm" gần nhànhưng nhưng khi tham khảo ý kiến bạn bè, chị nhận được nhiều lời khuyên tráingược.

"Cô bạn cócon đang học trong trường đó khuyên mình nên chọn trường tư vì cô ấy pháthoảng khi lúc nào cũng thấy con căng thẳng bởi lớp sĩ số đông, cô giáo lạichạy theo thành tích, luôn ép học sinh học thêm. Bởi thế, mình cũng đâm lovì bé gái nhà mình hơi nhút nhát, lại hay ốm", chị Nguyệt kể.

Khi tìm hiểumột số trường tư định cho con vào học, chị yên tâm hơn vì các lớp đều ít vàcác cô chăm sóc tốt nhưng lại nảy sinh một mối lo khác: Sau này nếu chuyểncon sang trường công thì có thể cháu sẽ thấy hụt hẫng, thậm chí sốc vì khôngthể thích nghi được.

"Bố mẹchồng mình muốn cháu theo học trường điểm này vì có người quen biết, hơnnữa, các cụ cho rằng giáo dục trong các trường này mới chuẩn và quy củ. Thếnên tới giờ mình vẫn lăn tăn", chị Nguyệt bộc bạch.

Có hộ khẩu ởNghĩa Tân nhưng gia đình lại đang sống ở Cầu Diễn, chị Thanh, kế toán mộtcông ty về xây dựng ở Hà Nội cũng đầy do dự khi quyết định địa điểm học củacô con gái lớn.

"Nếu chocon đi học trường công đúng tuyến thì phải đi xa, mà hai vợ chồng đều đi làmvề muộn, không tiện đưa đón. Mà xin cho cháu vào trường công gần nhà thì khátốn kém vì phải lót tay, mà lớp lại quá đông, không được ăn sáng tại trường,rồi chưa gì đã thấy các cô gợi ý cho con đi học thêm chữ", chị Thanh bàytỏ.

Cũng muốn chocon học trường tư, nhưng vợ chồng chị lo ngại khoản chi phí quá lớn, khi chỉhai năm nữa, cô con gái thứ hai cũng bước chân vào tiểu học. "Mỗi tháng thunhập của hai vợ chồng chưa đầy 20 triệu, vẫn phải tiếp tục trả góp tiền muanhà năm ngoái, nên tốn cả chục triệu tiền học cho hai con là quá nặng", chịnói.

Chia sẻ nỗi locủa không ít phụ huynh có con sắp vào tiểu học, tiến sĩ tâm lý Nguyễn KimQuý, Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam, cho rằng,lớp 1 vẫn được coi là cửa ải đầy khó khănvới trẻ, và việc đắn đo lựa chọn một môi trường tốt cho con học tập là hoàntoàn dễ hiểu và chính đáng.

Theo bà, từmẫu giáo lên tiểu học là một bước ngoặt lớn đối với trẻ, khi hoạt động chủđạo của các em thay đổi từ vui chơi sang học tập. Môi trường học tập giaiđoạn này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý, hình thành những đặcđiểm tính cách của trẻ, liên quan tới cả quá trình theo đuổi việc học, nhưtính kỷ luật, sự chăm chỉ, óc sáng tạo, tư duy...

"Tiêu chíquan trọng nhất khi chọn trường cho con lúc này là tìm được nơi tốt để trẻthích nghi nhanh chóng, có hứng thú học tập", nhà tâm lý nói.

Tuy nhiên, bàcũng cho rằng, trước thực tế giáo dục hiện nay thì việc lựa chọn thực sự khókhăn với các bậc phụ huynh. Trường công với ưu điểm là dạy theo bài bản, quychuẩn và có chi phí rẻ, nhưng thường lại quá đông, chương trình học nặng nềnên bố mẹ lo con bị quá tải, không được chăm sóc tốt. Các trường tư thườngsĩ số lớp ít hơn, học sinh sẽ được ngồi học thoải mái, chương trình học nhẹnhàng và cô giáo có thể quan tâm sát sao hơn, nhưng chi phí không dễ gánh,nhất là với các gia đình có thu nhập trung bình.

"Bài toánlựa chọn trường nào vẫn luôn khó giải, và phải phụ thuộc vào từng điều kiệngia đình. Tuy nhiên, để lựa chọn nơi phù hợp với con, bố mẹ nên đến tậntrường để xem xét cơ sở vật chất, cách dạy, đồng thời tham khảo ý kiến nhữngphụ huynh từng có con học ở đó", nhà tâm lý chia sẻ.

Về vấn đề này, tiến sĩ giáodục Đinh Thị Kim Thoa, Đại học quốc gia Hà Nội, cho rằng, cả hệ thống côngvà tư đều có trường tốt và không. Và việc chọn trường cho con, ngoài phụthuộc vào điều kiện kinh tế gia đình, khoảng cách từ trường tới nhà thì điềuquan trọng nhất chính là dựa vào đặc điểm thể chất, tính cách của trẻ.

"Những bé"lành tính", có khả năng tuân thủ kỷ luật cao và dễ thích nghi có thể sẽkhông bị áp lực nếu học trường công và nhanh chóng hòa nhập môi trường mới.Ngược lại, ở cùng môi trường đó, nếu trẻ đã "cá biệt" sẽ càng dễ bị coi là"bất bình thường" và khó đạt được kết quả học tập tốt", bà dẫn chứng.

Tiến sĩ Thoacũng cho rằng, thực tế, với trẻ nhỏ, cả mẫu giáo và mới vào tiểu học, thìcách giáo dục của gia đình, ứng xử của bố mẹ vẫn là quan trọng nhất. Thựctế, việc trẻ bị nhồi nhét kiến thức hay không nhiều khi không phải vì bé họcở trường công hay tư, mà do chính phụ huynh, vì quá kỳ vọng vào con nên tạoáp lực, vô tình gây quá tải cho trẻ.

"Tạo lậpcho con sự tự tin, chủ động từ nhỏ, có khả năng thích nghi với nhiều điềukiện khác nhau và chuẩn bị tâm thế vào lớp 1 thật tốt sẽ giúp bé nhanh chónghòa nhập với môi trường mới, dù đó là trường công hay tư. Đó là việc tốtnhất bố mẹ có thể làm cho con", bà chia sẻ.

TheoVương Linh
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.