Tiền tác quyền đóng trước hay sau?

Các đơn vị sản xuất, tổ chức biểu diễn nói họ gặp tình thế khó khăn trong việc sử dụng ca khúc để sản xuất chương trình băng đĩa nhạc và biểu diễn trên sân khấu do phải đóng tiền bản quyền trước mới được cấp phép sản xuất, biểu diễn.

Sử dụng tácphẩm âm nhạc là phải xin phép tác giả và đóng phí tác quyền nhưng đóng trướchay sau khi sử dụng ca khúc đã trở thành vấn đề gây tranh cãi.

Sau nhiều năm thực thiviệc thu hộ tiền sử dụng ca khúc cho các nhạc sĩ, các đơn vị quản lý tậpthể quyền tác giả tại VN mà cụ thể là Trung tâm Bảo hộ Quyền tác giả âmnhạc VN của Hội Nhạc sĩ VN đã mang về cho giới nhạc sĩ sáng tác hàngchục tỉ đồng mỗi năm.

Giới nhạc sĩ sáng tác nhờđó mà được hưởng quyền lợi cả vật chất lẫn tinh thần khi những tác phẩmâm nhạc của mình được sử dụng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, từ đâycũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa các bên liên quan trong quá trìnhthực thi.

Bộ, sở không thốngnhất quan điểm

Tiền tác quyền đóng trước hay sau?
Ca sĩ Thanh Thảo biểu diễn trong chương trình Duyên dáng VN. Ảnh: THÙY TRANG

Các đơn vị sản xuất, tổchức biểu diễn nói họ gặp tình thế khó khăn trong việc sử dụng ca khúcđể sản xuất chương trình băng đĩa nhạc và biểu diễn trên sân khấu dophải đóng tiền bản quyền trước mới được cấp phép sản xuất, biểu diễn.

Lý do họ đưa ra là cónhững bài hát đóng tiền tác quyền nhưng sau đó không được cấp phép sảnxuất, biểu diễn nên việc đóng tiền trước để được cấp phép là không hợplý và gây phiền cho người sử dụng trong việc làm đi làm lại thủ tục nếuhọ muốn thu hồi tiền lỡ đóng cho trung tâm thu hộ tiền tác quyền.

Cũng bởi thu tiền tácquyền trước nên có những tác giả được hưởng tiền tác quyền trong khi bàihát của họ chưa được sử dụng do có sự thay đổi vào giờ chót của nhà tổchức biểu diễn và ca sĩ, còn nhạc sĩ có bài hát được sử dụng trên thựctế nhưng không được hưởng tiền tác quyền vì chẳng ai chịu thông báo đểđiều chỉnh.

Những nhà sản xuất đĩanhạc tại TPHCM đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch(VH-TT-DL) xem xét lại điều này và sau đó, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đãcó văn bản trả lời là việc thu tiền tác quyền phải thực hiện sau khi tácphẩm đó đã đưa vào sử dụng.

Sở VH-TT-DL TPHCM, nơicấp phép sản xuất và biểu diễn cho các chương trình thuộc địa bàn quảnlý, nói họ không quan tâm đến cách thức thu và trả tiền tác quyền giữangười sử dụng và người cho phép sử dụng như thế nào.

Căn cứ vào quy định củaluật, khi cấp phép biểu diễn hay sản xuất chương trình băng đĩa nhạc, SởVH-TT-DL yêu cầu đơn vị, cá nhân xin phép sản xuất, tổ chức chương trìnhphải chứng minh đầy đủ bằng văn bản về sự chấp thuận của các tác giả cóca khúc sử dụng trong các chương trình đó mới tiến hành cấp phép.

Tất nhiên, quan điểm củacả sở và bộ đều không sai nhưng điều rắc rối ở đây là muốn được giấychấp thuận cho sử dụng ca khúc để đi xin phép sản xuất, biểu diễn thìngười cần sử dụng phải đóng tiền tác quyền ca khúc trước cho Trung tâmBảo hộ Quyền tác giả âm nhạc VN.

Có thể điều đình

Một nhạc sĩ lên tiếng:Thật không công bằng khi thực tế có những tác giả nhận tiền tác quyềnnhưng bài hát của họ không sử dụng trên thực tế, trong khi đó, những cakhúc mà ca sĩ hát thực tế trong chương trình nhưng tác giả bài hát đólại không nhận được tiền tác quyền. Để không bị vi phạm giấy phép côngdiễn, có những đơn vị tổ chức chấp nhận đóng tác quyền cho một ca sĩ đến5 ca khúc để sớm có giấy phép công diễn mặc dù ca sĩ chỉ chọn 2 ca khúc để biểu diễn trong chương trình. Như vậy, trong trườnghợp này, nhà tổ chức phải chịu thiệt nếu không muốn vất vả quay lại đòitiền tác quyền đã đóng thừa ở Trung tâm Bảo hộ Quyền tác giả âm nhạc VN.

Ông Đinh Trung Cẩn, Giámđốc Trung tâm Bảo hộ Quyền tác giả âm nhạc VN - khu vực phía Nam, chohay đây là một thực tế nhưng không phải không có cách giải quyết. ÔngCẩn cho rằng biện pháp yêu cầu đóng tiền trước là cách đối phó với nhiềubầu sô hay tìm cách “xù” tiền tác quyền sau khi chương trình kết thúc.

Cũng có nhiều chươngtrình, do các đơn vị có uy tín tổ chức, chúng tôi cũng đã thỏa thuận thutiền tác quyền ca khúc căn cứ vào thực tế sau khi chương trình diễn ra.

Những trường hợp đã đóngtiền tác quyền trước, nếu chương trình có sự thay đổi vào giờ chót, nhàtổ chức có thể báo với chúng tôi trong vòng một tuần để điều chỉnh lạicho đúng tác phẩm đã sử dụng và trả lại tiền tác quyền cho những ca khúclỡ đóng nhưng không sử dụng thực tế. Bằng cách hợp tác như vậy, chúng tasẽ giải quyết tốt nghĩa vụ của người sử dụng tác phẩm âm nhạc và giúpcho các nhạc sĩ có tác phẩm sử dụng hưởng đúng quyền lợi được hưởng củamình.

Nguyên tắc phải đóng tiền trước

Theo quy định của quy chế tổ chức biểu diễn, các chương trình băng đĩa, các chương trình biểu diễn chuyên nghiệp đều phải được cơ quan quản lý chuyên ngành cấp phép sản xuất và cấp phép công diễn.
 
Muốn được cấp phép này, các nhà tổ chức, nhà sản xuất phải có giấy chấp nhận cho phép sử dụng tác phẩm của tác giả có ca khúc được sử dụng trong chương trình băng đĩa hoặc chương trình biểu diễn.
 
Phần lớn các tác giả là nhạc sĩ sáng tác đều ủy quyền cho Trung tâm Bảo hộ Quyền tác giả tác phẩm âm nhạc VN trong việc ký kết hợp đồng cho phép các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng ca khúc của họ và chịu trách nhiệm thu phí tác quyền đối với những tác phẩm được khai thác, sử dụng.
 
Về nguyên tắc, đơn vị, tổ chức,  cá nhân muốn được giấy chấp nhận cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc mà họ muốn sử dụng trong chương trình hay sản phẩm đĩa nhạc  của mình để xin cấp phép sản xuất hay biểu diễn thì phải đóng tiền tác quyền.

Theo Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.