GS.Vũ Tuấn:’Không nên bỏ, không nên ghép thi tốt nghiệp THPT’

Theo GS.Vũ Tuấn- Chủ tịch HĐQT trường PT Hồng Hà - Nguyễn Khuyến (Hà Nội), nguyên hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội, những áp lực thi cử đôi khi là cần thiết để tạo động lực học tập và phấn đấu cho học sinh.

Theo GS.Vũ Tuấn- Chủ tịch HĐQT trường PT Hồng Hà - Nguyễn Khuyến (Hà Nội), nguyên hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội, những áp lực thi cử đôi khi là cần thiết để tạo động lực học tập và phấn đấu cho học sinh.

Sự cần thiết của kỳ thi tốt nghiệp THPT


Trước ý kiến cho rằng “Đối với một kỳ thi mà có đến 99% học sinh sẽ đỗ như kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cần gì phải tổ chức?”, GS.NGND Vũ Tuấn, Chủ tịch HĐQT trường PT Hồng Hà - Nguyễn Khuyến cho rằng: “Dù là một kỳ thi 99% học sinh đỗ thì cũng không thể bỏ. Mỗi  kỳ thi là một lần học sinh được tập trung ôn luyện, hệ thống hóa kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi đó. Do đó, từ trước đến nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia diễn ra là dịp cho toàn thể học sinh lớp 12 cùng ôn tập, rèn luyện những kiến thức cơ bản.
GS.NGND Vũ Tuấn, Chủ tịch HĐQT trường PT Hồng Hà - Nguyễn Khuyến

Kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT chính là sự đánh giá kết quả tiếp thu toàn bộ những kiến thức cơ bản cua học sinh THPT cả nước  sau 12 năm học tập chứ không chỉ là con số 99% hay 90%. Nếu bỏ đi kỳ thi tốt nghiệp thì chỉ một bộ phận học sinh THPT muốn thi lên đại học mới ôn thi vào đại học, số học sinh còn lại sẽ được xét tốt nghiệp dựa trên đánh giá rất chủ quan của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy. Chỉ dựa trên những đánh giá này thì sẽ có rất ít cơ sở khách quan để xác định học sinh đó đã nắm đủ những kiến thức cơ bản tối thiểu của một học sinh THPT chưa, và có thật sự xứng đáng tốt nghiệp THPT hay không.

Một kỳ thi quốc gia được thực hiện nghiêm ngặt chặt chẽ, kiểm tra những kiến thức cơ bản của một số bộ môn đại diện cho những kiến thức cần thiết mà mỗi một học sinh THPT khi tốt nghiệp cần nắm được chính là điều rất quan trọng và không thể xóa bỏ.”

Là Chủ tịch HĐQT của một trường phổ thông, GS.Vũ Tuấn thấy rõ những lợi ích về mặt kiến thức mà các em học sinh thu được sau thời gian ôn luyện thi tốt nghiệp THPT. Theo giáo sư, những áp lực thi cử đôi khi cũng là điều cần thiết để tạo động lực học tập và phấn đấu cho học sinh. Ở lứa tuổi sắp trưởng thành, việc làm quen với áp lực, tự tìm cách biến những áp lực đó trở thành động lực trong cuộc sống cũng là một điều mà các em học sinh ở lứa tuổi này cần làm quen dần.

GS.Tuấn nhấn mạnh, mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT là một cuộc tổng kiểm tra toàn bộ nền giáo dục phổ thông 12 năm của cả nước. Kỳ thi kiểm tra chương trình, phương thức đào tạo, chất lượng dạy và học (của thầy cô giáo và của học sinh), công tác quản lý của 12 năm, kiểm tra kiến thức của một thế hệ học sinh từ ngày đầu tiên đi học đến lúc trưởng thành và trở thành một công dân của đất nước. Do đó kỳ thi này rất quan trọng, không nên ghép và cũng không nên bỏ.

Học sinh khối THPT trường PT Hồng Hà - Nguyễn Khuyến

Nên lấy mục tiêu của kỳ thi làm đích

Khác với mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT, mục tiêu của cuộc thi tuyển Đại học và Cao đẳng là một cuộc tuyển chọn những người có khả năng được đào tạo thành nhân tài, thành chuyên gia. Và việc tuyển chọn của từng trường có đặc thù nghề nghiệp riêng. Do đó, không nên thi tuyển chung cho mọi trường đại học.  

Ví dụ, đề thi ngữ văn cho thí sinh nghệ thuật cần phải khác với đề thi ngữ văn cho thí sinh sư phạm. Vì lý do đó, kỳ thi tuyển vào đại học và cao đẳng nên do các trường Đại học và Cao đẳng tự đảm nhiệm.

Theo ý kiến GS.Vũ Tuấn, muốn tổ chức một kỳ thi tốt phải lấy mục tiêu của kỳ thi làm đích. Đừng nên đưa cách thức, biện pháp, phương tiện (như tiết kiệm tiền bạc, sức lực) làm mục đích. Giáo sư tán thành cách thi cử như trước đây:

1.    Thi tốt nghiệp THPT do Bộ GDDT đảm nhiệm
2.    Thi tuyển vào đại học và cao đẳng do các trường Đại học và Cao đẳng đảm nhiệm

Việc chọn ngành nghề, chọn trường ĐH để dự thi là việc học sinh phải tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Không nên cho phép nộp rút tự do, tránh tình trạng lộn xộn, tình trạng danh sách ảo.

Và cuối cùng, không nên coi việc đặt chân vào một trường đại học bất kỳ là mục đích tối thượng của đời người. Việc mỗi người được học và làm đúng ngành nghề mình yêu thích và đam mê mới thực sự mang đến hạnh phúc và thành công của cả cuộc đời. Vì vậy hi vọng các vị phụ huynh hãy chú trọng tìm cho con mình công việc phù hợp với khả năng, hơn là việc chăm chăm nộp rút hồ sơ sao cho chỉ cần chắc chắn con mình có chân trong một trường đại học.
Đình Hùng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.