- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thành tích ấn tượng của 4 thí sinh thi đấu chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022
Nguyên Vũ, Đình Tùng, Anh Đức và Nguyên Sơn là 4 thí sinh xuất sắc chiến thắng các vòng thi quý để góp mặt vào vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22.
Trải qua 51 trận đấu với 144 thí sinh đến từ khắp mọi miền đất nước, 4 thí sinh giành điểm cao nhất qua các vòng thi đã lộ diện. Đặc biệt, 2/4 cuộc thi quý phải nhờ đến câu hỏi phụ để quyết định ai giành tấm vé vàng đi tiếp.
4 nhà leo núi sẽ tranh tài vào sáng 2/10 để tìm ra chủ nhân vòng nguyệt quế chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 và học bổng 40.000 USD.
Nam sinh được mệnh danh "vua tốc độ”
Đặng Lê Nguyên Vũ (THPT Bắc Duyên Hà, Thái Bình) - thí sinh đạt tổng điểm cao nhất của quý I với 300 điểm. Với thành tích này, lần đầu tiên cầu truyền hình chung kết Olympia được đặt ở Thái Bình.
Nguyên Vũ được mệnh danh là “vua tốc độ” khi giành tối đa 160 điểm ở phần thi Tăng tốc. Cậu là học sinh duy nhất giữ kỷ lục này của năm 22 tính đến hiện tại.
Nguyên Vũ là học sinh giỏi nhiều năm liền và từng thi học sinh giỏi Toán, giành huy chương vàng Olympic tiếng Anh năm 2016. Đây cũng là 2/3 môn học cậu tự tin nhất và có điểm trung bình đều trên 9,0 (Toán 9,7; Hóa 9,6; tiếng Anh 9,5).
Bên cạnh thế mạnh tốc độ với khả năng đọc và tư duy nhanh, Nguyên Vũ cho rằng điểm yếu của mình là tâm lý ở vòng thi Vượt chướng ngại vật. Cậu chưa có được sự bình tĩnh cần thiết và hy vọng có độ lì nhất định để đạt kết quả tốt nhất trong trận chung kết.
Chàng trai cao điểm nhất năm
Vũ Bùi Đình Tùng (THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng) - thí sinh đạt thành tích tốt nhất ở vòng thi quý II với 310 điểm.
Nam sinh từng giành giải nhất học sinh giỏi thành phố môn Toán bằng tiếng Anh năm 2021, “Học sinh 3 tốt cấp” thành phố, giải nhất vòng chung kết toàn quốc cuộc thi Tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ 4.
Lần gần nhất Hải Phòng có đại diện góp mặt ở chung kết là cách đây 11 năm, khi Phạm Thị Ngọc Oanh vô địch năm 2011. Trường THPT chuyên Trần Phú cũng phải chờ đợi 14 năm mới lại có học sinh đạt thành tích vậy.
Thí sinh đầu tiên ở Sơn La vào chung kết
Bùi Anh Đức (THPT chuyên Sơn La) là thí sinh đầu tiên của tỉnh Sơn La góp mặt tại chung kết Olympia với 185 điểm - nhất quý III.
Gia đình khó khăn, bố mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, Anh Đức từ nhỏ ý thức rất rõ về việc học tập của bản thân. Hàng ngày, cậu thức dậy lúc 5h để bắt xe buýt tới trường cách nhà gần 30 km.
Trong những năm qua, Anh Đức giành nhiều giải thưởng như giải nhì học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh năm lớp 10; giải nhất cấp tỉnh và giải ba học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp quốc gia năm lớp 11; một huy chương vàng Olympic Tiếng Anh cấp quốc gia.
Nam sinh có cú lội ngược dòng ngoạn mục nhất
Với chiến thắng nghẹt thở ở phần thi câu hỏi phụ tại trận quý IV, Vũ Nguyên Sơn trở thành học sinh thứ 5 của THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam giành vé vào chung kết Olympia. Ở các trận tuần và tháng, Nguyên Sơn cũng có thành tích rất cao (325 và 270 điểm).
Nam sinh từng giành huy chương bạc Olympic tiếng Anh trên Internet cấp quốc gia, giải ba cuộc thi tiếng Anh TOEFL Junior Challenge 2019-2020, huy chương bạc Olympic tiếng Anh cấp quốc gia.
Đặc biệt, Nguyên Sơn là học sinh lớp chuyên Nga nhưng điểm tổng kết các môn tự nhiên không dưới 9. Chàng trai cho biết ở chung kết sắp tới, bản thân sẽ loại bỏ hết áp lực và chơi một trận cuối cùng để sau này nhìn lại dấu mốc đáng nhớ.
Theo VTC
-
Giáo dục0 phút trướcBáo cáo tổng hợp thu chi quỹ lớp 1E của Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3 trong học kỳ 1 có chi 500.000 đồng/tháng cho tiền vệ sinh lớp học.
-
Giáo dục12 giờ trướcBài tập về nhà cho trẻ em là bài kiểm tra cho trẻ hay cho bố mẹ? Làm sao để thực sự giảm bớt gánh nặng bài tập về nhà cho con?
-
Giáo dục17 giờ trướcĐể trở thành một giáo viên giỏi và thành công trong nghề dạy học, không cần học sinh xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình.
-
Giáo dục23 giờ trướcTrần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam học tập. Đây cũng là quán quân đầu tiên trong lịch sử Olympia từ trước đến nay chọn hướng đi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcCha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến con mình học kém để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.
-
Giáo dục1 ngày trướcCao Ung Hàm - thần đồng của Trung Quốc sở hữu IQ 146 thuộc nhóm 2% thế giới nhờ vào phương pháp giáo dục của bố mẹ để duy trì khả năng tư duy logic và trí thông minh.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐể giải bài toán thiếu giáo viên, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa, có ý kiến đề xuất khi tuyển dụng, nên hạ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với ứng viên. Tuy nhiên, điều này lại "vướng" Luật Giáo dục.
-
Giáo dục2 ngày trướcLãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2023, các trường đại học có quyền công bố xét tuyển sớm.
-
Giáo dục4 ngày trướcMùa tuyển sinh năm 2023, nhiều trường đại học dự kiến vẫn sử dụng phương thức xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục5 ngày trướcPhụ huynh xông vào trường hành hung, quyết ăn thua đủ với giáo viên, nhẹ hơn thì nạt nộ, đe dọa người thầy. Có phụ huynh quanh năm đi kiện nhà trường... Hàng loạt trường hợp phụ huynh khó đỡ, ứng xử thiếu văn minh khiến thầy, cô trở tay không kịp.
-
Giáo dục6 ngày trướcTục mùng 3 Tết thầy vốn mang ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn và kính trọng thầy cô. Do đó, tết gì hoàn toàn nằm ở tấm lòng, miễn phù hợp với quan hệ thầy – trò, tránh biến thành cơ chế 'xin – cho'.
-
Giáo dục6 ngày trướcCâu dặn dò của ông bà 'mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy' vẫn còn đó, nhưng ngày nay mồng 3 Tết thầy đã dần bị lãng quên trong kí ức những thế hệ học trò kế cận.
-
Giáo dục23/01/2023Mùa tuyển sinh 2023 nhiều đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng nhằm phục vụ mục tiêu xét tuyển đầu vào hệ chính quy.