7 kiến nghị gửi tân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

“Cần rà soát lại nghiêm túc toàn bộ chương trình dạy học ở bậc dưới đại học và tiến hành cắt bỏ các môn học, nội dung các môn học không cần thiết để vừa giảm tải cho người học và người dạy"

“Cần rà soát lại nghiêm túc toàn bộ chương trình dạy học ở bậc dưới đại học và tiến hành cắt bỏ các môn học, nội dung các môn học không cần thiết để vừa giảm tải cho người học và người dạy, vừa có thêm thời gian cho các hoạt động khác”.

>>Tâm nguyện 'gan ruột' giáo viên gửi tân Bộ trưởng Giáo dục gây 'sốt'

Ngay sau khi đăng tải ý kiến của giáo viên muốn nhắn gửi đến tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, từ Đại học Western Sydney - Úc, anh Đặng Ngọc Toàn đã có những chia sẻ tâm huyết với mong muốn góp thêm mảnh ghép vào bức tranh giáo dục Việt Nam, để Bộ trưởng có cái nhìn cụ thể hơn về “bức tranh” nhằm có những quyết sách thích hợp.

Rà soát lại Nghiêm túc toàn bộ chương trình dạy học ở bậc dưới ĐH: Tiến hành cắt bỏ các môn học, nội dung các môn học không cần thiết để vừa giảm tải cho người học và người dạy và để có thêm thời gian cho các hoạt động khác như: Giáo dục kỹ năng, thể thao, các hoạt động cộng đồng...

Cần kiên quyết loại bỏ ngay các kỳ thi chuyển cấp: Chẳng hạn như việc thi vào cấp 3 hiện nay. Thay vào đó, có thể áp dụng việc lựa chọn theo hồ sơ/học bạ của học sinh.

Việc này, nhà trường tự làm và cần có hệ thông giám sát công khai để đảm bảo rằng không có hay hạn chế tối thiểu tiêu cực. Về lâu dài, cần cân bằng chất lượng dạy học của tất cả các trường ở các địa phương (xã/phường/quận...) để học sinh ở địa phương nào sẽ nộp hồ sơ vào trường ở địa phương ấy.

Ở bậc phổ thông, cần giảm bớt giờ học ở trường: Thay vì bắt đầu từ 7h sáng như hiện nay, có thể cân nhắc bắt đầu muộn hơn để các em không bị quá nhiều áp lực phải thức dậy quá sớm để chuẩn bị và có thể kết thúc sớm hơn vào buổi chiều.

Tránh tình trạng, buổi sáng học sinh học quá sớm, chiều lại tan trường khi bố mẹ chưa tan giờ làm nên gia đình phải đăng kí học thêm ngoại khoá.


Ở ĐH cần cắt bỏ những môn học không cần thiết

Ở bậc Đại học, cần rà soát và tiến hành cắt bỏ các môn không cần thiết: Chẳng hạn giảm bớt thời lượng các môn ít liên quan như Triết học Marx... vì những môn này thực chất chiếm quá nhiều thời lượng và xa rời thực tiễn.

Thay vào đó, có thể dạy các trường phái triết học khác nhau, giới thiệu nhiều triết gia khác nhau để người học thấy rằng triết học không chỉ có Marc và Marc chỉ đại diện cho một trường phái chứ không đại diện cho toàn bộ triết học.

Chia ca ở bậc đại học: Ở bậc đại học, chương trình cần rải đều cho ba ca học - sáng, chiều và tối để sinh viên có thêm lựa chọn phù hợp. Hơn nữa, việc này cũng góp phần giảm áp lực giao thông.

Cần nghiêm túc thay đổi quan niệm về dạy học: Điều này tạo cho người học ít áp lực hơn để từ đó người học có thể dễ dàng tiếp cận giáo viên trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình.

Giáo viên cần biết thật sự lắng nghe người học, chia sẻ và tiếp thu các ý kiến và tranh luận của người học theo cách trân trọng.

Thay đổi khái niệm học để thi hay để lấy thành tích cho trường... Thay vào đó, cần tập trung và ưu tiên cho việc dạy các môn học như Đạo đức, giáo dục công dân, môi trường, kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày, kỹ năng lắng nghe, chất vấn...) và thể chất.

Cần có chính sách tiền lương phù hợp cho giáo viên: Chính sách tiền lương ít ra cũng đủ để đảm bảo cuộc sống trung bình của họ.

Loại bỏ mọi khoản thu từ lương của giáo viên cho bất kỳ lý do gì. Nếu các hoạt động khác như công đoàn..., cần có nguồn ngân sách khác thay vì thu tiền của giáo viên.

Theo Dân Trí

Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Phùng Xuân Nhạ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.