- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bị phản ánh ưu ái phân công giáo viên môn Công nghệ dạy Toán, hiệu trưởng nói gì?
Trước thông tin cho rằng có sự ưu ái trong phân công giáo viên dạy học ở một số môn, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Nam Đế (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã đưa ra lý giải.
Mới đây VietNamNet nhận được đơn thư từ một nhóm giáo viên Trường THCS Lý Nam Đế, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Theo đơn, nhóm giáo viên cho rằng, hiệu trưởng Trường THCS Lý Nam Đế có sự ưu ái khi phân công không đúng chuyên môn một số giáo viên trong nhiều năm. Họ thắc mắc “giáo viên môn nào cũng có, tại sao phải hoán đổi cho nhau?”.
Đơn phản ánh nêu trường hợp cô giáo N.M.D khi về trường là giáo viên tổng phụ trách, có bằng cấp về môn Công nghệ nhưng được phân công dạy Toán. Còn giáo viên có chuyên môn Toán lại được phân công dạy Công nghệ.
Hay cô B.T.B.D có quyết định tuyển dụng và bằng cấp là giáo viên Tin học nhưng được phân công dạy cả Toán và Tin học. Tương tự, cô N.T.T.L vốn là giáo viên Địa lý nhưng được dạy Văn và Địa lý.
Cũng liên quan vấn đề này, nhóm giáo viên thắc mắc việc nguyên phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường từng phân công giáo viên dạy Toán đi tập huấn Công nghệ, trong khi giáo viên Công nghệ đi tập huấn Toán.
Trường THCS Lý Nam Đế. Ảnh: Thanh Hùng.
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Thu Thảo, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Nam Đế xác nhận thực tế này.
Tuy nhiên, theo bà Thảo, việc bố trí này theo năng lực chuyên môn, bằng cấp giáo viên có và trong bối cảnh trường thiếu giáo viên nhằm để đảm bảo định mức về số tiết dạy và tránh lãng phí ngân sách khi thuê thêm giáo viên hợp đồng.
“Trong quyết định điều động và tiếp nhận của cô N.M.D ghi rõ vị trí nhận công tác là giáo viên tổng phụ trách, có trình độ chuyên môn về Công nghệ và Sư phạm Toán. Với một trường hạng 3 như trường chúng tôi thời điểm đó, giáo viên tổng phụ trách phải đảm nhiệm 50% số tiết theo quy định. Trong khi cô N.M.D có bằng đại học chuyên ngành Sư phạm Toán. Chưa kể, trước khi tôi về tiếp quản trường, hiệu trưởng tiền nhiệm cũng đã phân công cô N.M.D dạy Toán. Cô N.M.D cũng chứng minh năng lực khi trở thành giáo viên giỏi môn Toán cấp thành phố. Cô vẫn dạy cả Toán và Công nghệ, chứ không chỉ dạy mỗi Toán. Ngược lại, những giáo viên môn Toán được bố trí dạy môn Công nghệ sẽ dạy cả 2 môn này”, bà Thảo lý giải.
Theo bà Thảo, trường hợp 2 giáo viên B.T.B.D và N.T.T.L cũng tương tự.
“Cô B.D biên chế là giáo viên Tin học nhưng có văn bằng 2 hệ chính quy là Sư phạm Toán của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Cô B.D phải đảm bảo số tiết Tin học của toàn trường theo vị trí việc làm. Nhưng nếu trường thiếu giáo viên Toán, chúng tôi cũng tạo điều kiện để cô dạy 1 lớp. Năm nay, trường có thêm nhân sự dạy Toán, chúng tôi lại bố trí cô B.D dạy chính về Tin học. Còn cô T.L dù vị trí khi tuyển dụng là giáo viên môn Địa lý nhưng bằng tốt nghiệp cao đẳng của cô là ngành Văn-Địa, chưa kể hiện nay cô cũng có bằng cử nhân Văn.
Trong thời điểm thiếu nhân sự, chúng tôi suy nghĩ thay vì thuê thêm giáo viên hợp đồng, tại sao không sử dụng, bố trí nhân sự của trường vừa có đủ điều kiện về bằng cấp vừa có kinh nghiệm đứng lớp và chuyên môn đáp ứng (được tổ chuyên môn thừa nhận). Chúng tôi muốn tạo điều kiện cho giáo viên tâm huyết. Chưa kể các cô giáo cũng được phụ huynh, học sinh tin tưởng”, bà Thảo nói.
Cũng theo bà Thảo, đây cũng là lý do phân công giáo viên dạy Toán đi tập huấn Công nghệ, trong khi giáo viên Công nghệ đi tập huấn Toán nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho họ.
Ảnh: Thanh Hùng
Trong đơn thư, nhóm giáo viên cũng nêu ý kiến về công tác quản lý học sinh, sắp xếp thời khóa biểu không phù hợp của Ban giám hiệu: "Giờ chính khoá dạy chiều, dạy thêm vào sáng. Chưa kể việc dạy tiếng Anh liên kết xen giữa buổi dẫn đến tình trạng học sinh không đăng ký phải lang thang, không người quản lý diễn ra nhiều năm”, đơn thư nêu.
Về điều này, bà Thảo cho hay: “Thời khóa biểu bố trí đảm bảo giáo viên đến trường dạy được nhiều lớp nhất. Các tiết tiếng Anh liên kết chủ yếu vào buổi chiều. Có 1-2 lớp do sắp xếp về nhân sự nên có tiết được đưa lên buổi sáng. Khi thực hiện chương trình dạy học 2 buổi/ngày thì việc có tiết chính khóa rơi vào buổi chiều không trái quy định".
“Tuy nhiên, năm học này, nhà trường không còn việc bố trí như vậy đối với việc dạy Tiếng Anh liên kết. Với những học sinh có nguyện vọng không học liên kết, chúng tôi tập trung các em về phòng thư viện và do nhân viên thư viện quản lý”, bà Thảo nói.
Bà Thảo cho hay, với tư cách người đứng đầu nhà trường, bà sẽ rút kinh nghiệm trong việc công khai các thông tin, tập trung dân chủ hơn trong hội đồng sư phạm.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục3 giờ trướcTrường Trung cấp Công nghệ Kỹ thuật Tổng hợp kết hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Tây Hồ sẽ tổ chức Workshop “Lập trình - Trí tuệ nhân tạo” dành riêng cho học sinh lớp 12.
-
Giáo dục5 giờ trướcSáng nay, 174 học sinh lớp 10 Trường THPT Tô Hiến Thành đã chuyển về địa điểm Trường THPT Văn Lang và tham gia những tiết học đầu tiên ở trường này.
-
Giáo dục7 giờ trướcÔng Võ Hữu Trân, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu ở Vĩnh Long bị kỷ luật cảnh cáo vì để xảy ra bạo lực học đường, trong đó nhiều vụ học sinh đánh nhau, xúc phạm thầy, cô giáo.
-
Giáo dục7 giờ trướcPhụ huynh Đà Nẵng phản ánh, do được giới thiệu hình thức “du học tại chỗ” nên cho con nghỉ học trường công, bỏ hơn 100 triệu đồng/năm để theo học “trường Mỹ” Prinberk Academy tại các cơ sở Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân.
-
Giáo dục9 giờ trướcGiành cú đúp thủ khoa đầu vào và ra, đồng thời duy trì học bổng toàn phần suốt 4 năm, Mỹ Anh là sinh viên “có một không hai” của trường Đại học Quốc tế.
-
Giáo dục10 giờ trướcThời gian 5 năm ông Donald Trump học tại trường quân sự NYMA đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời vị tổng thống, biến ông từ một cậu bé hay gây rắc rối thành một học sinh kỷ luật và thích cạnh tranh, có tố chất lãnh đạo.
-
Giáo dục12 giờ trướcTừ một sinh viên đến kỹ sư và nay là tiến sĩ hàng không, Minh Nhật luôn ấp ủ giấc mơ được đóng góp vào sự phát triển của nền công nghiệp hàng không vũ trụ tại Việt Nam.
-
Giáo dục1 ngày trướcMới đây, trên mạng xã hội đăng tải clip ghi lại cảnh nhiều học sinh tặng cô giáo hộp quà iPhone 16 được dư luận quan tâm.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột cảm giác thất vọng bao trùm lấy tôi sau khi nhận kết quả thi giữa kỳ của con, bao nhiêu công sức, tiền bạc vậy mà hầu hết các môn đều chỉ được 6 -7 điểm.
-
Giáo dục1 ngày trướcQuy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra tại dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đang nhận được sự quan tâm của các trường và phụ huynh, học sinh.
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.
-
Giáo dục1 ngày trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.