- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ GD&ĐT: Tăng cường ôn thi cuối cấp là trách nhiệm của các trường học
Chiều 11/2, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông, trong đó yêu cầu, tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp, tuyệt đối không buông lỏng ôn tập cho học sinh yếu kém.
Theo Bộ GD&ĐT, năm học 2024-2025 là năm học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai thực hiện trong toàn bậc học phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 với những thay đổi căn bản từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS - THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
Đề nghị địa phương ban hành quy định, hướng dẫn về dạy thêm, học thêm, tuyển sinh đầu cấp trên địa bàn theo thẩm quyền, bảo đảm phù hợp với thực tế.
![]() |
Bộ GD&ĐT yêu cầu, các trường học tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. |
“Tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường, xác định đây là trách nhiệm của các nhà trường để giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp theo quy định của chương trình”, Bộ GD&ĐT yêu cầu.
UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh, đặc biệt là học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh cuối cấp, đối tượng yếu thế, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có những giải pháp phù hợp ở những nơi gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm đủ trường, lớp học, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư và miền núi. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, mọi học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục được đến trường học tập.
Tăng cường công tác rà soát, điều động, luân chuyển giáo viên bảo đảm chất lượng giáo viên giữa các trường; thực hiện tuyển dụng đúng, đủ số chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao, có giải pháp đối với những nơi còn thiếu giáo viên, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp".
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo ngành giáo dục quán triệt các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng.
Việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; xét tuyển học sinh đầu cấp (tiểu học, trung học cơ sở) và thi tuyển sinh vào lớp 10 cấp THPT phù hợp với yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục39 phút trướcThông tư mới về dạy thêm, học thêm nhận được sự đồng tình của xã hội nhưng vẫn còn không ít băn khoăn của giáo viên, phụ huynh
-
Giáo dục15 giờ trướcBộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh thành cấp kinh phí cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh hoàn cảnh khó khăn, học sinh cuối cấp.
-
Giáo dục17 giờ trướcÔng Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM - cho hay không cấm giáo viên dạy thêm nhưng người dạy phải thực hiện theo đúng quy định.
-
Giáo dục19 giờ trướcBà Lê Thị Hồng Phượng - Hiệu trưởng Trường THCS Mỗ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội), khẳng định không có việc nhà trường ép phụ huynh ký đơn cho con tình nguyện học thêm.
-
Giáo dục19 giờ trướcTốt nghiệp thủ khoa ngành Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao, Lê Văn Nam từ bỏ nhiều cơ hội việc làm, viết đơn xin nhập ngũ theo đuổi ước mơ thành chiến sĩ công an.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc đảm bảo cơ sở vật chất và hoạt động phòng cháy, chữa cháy là vấn đề được nhiều phụ huynh chú ý khi lựa chọn lớp học thêm cho con.
-
Giáo dục1 ngày trướcLãnh đạo Bộ GD&ĐT cho hay, thời gian tại trường, học sinh không chỉ học kiến thức mà còn phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, khả năng giải quyết vấn đề.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhông còn được tổ chức dạy thêm đại trà trong trường theo Thông tư 29, nhiều trường học đang tính toán phương án để gỡ khó cho phụ huynh trước nhu cầu quản lý học sinh vào buổi chiều.
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm nay, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi riêng với 8 môn nhằm phục vụ công tác xét tuyển, lệ phí 200.000 đồng/môn thi.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgày càng có nhiều ngành học dành cho nữ giới học giỏi môn Ngữ văn, thí sinh có thể thoải mái lựa chọn.
-
Giáo dục1 ngày trướcThông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định nhiều điểm mới về dạy thêm học thêm có hiệu lực kể từ ngày 14/2 tới và Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu xử nghiêm các trường hợp vi phạm. Giáo viên cần tuân thủ các quy định để tránh trường hợp bị xử lý đáng tiếc.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo kết luận thanh tra, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM thu và quản lý học phí sai quy định, cho thuê tài sản công không qua đấu thầu.
-
Giáo dục2 ngày trướcTheo quy định, giáo viên không được phép dạy thêm đối với học sinh tiểu học ngoại trừ 3 trường hợp dưới đây.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau khi nhiều nhà trường thông báo dừng tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29, nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng khi bỗng thêm nỗi lo quản lý con ở nhà.