- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bức thư của bố gửi con gái từng được đưa lên web của Bộ Giáo dục: Đừng nghĩ mình còn trẻ nên làm gì cũng là quá sớm, hãy dựa vào năng lực để ngẩng cao đầu
Bức thư giống như kim chỉ nam trong suốt cuộc đời cô con gái, giúp cô có thêm sức mạnh để đạt được nhiều thành công và thêm tình yêu để chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.
Đây là bức thư của ông Ngô Huy (Trung Quốc), Phó giáo sư Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Nhân văn, Đại học Kinh tế Tài chính Giang Tây, gửi con gái ông là Ngô Dương khi đó mới đỗ vào Đại học Lâm nghiệp Tây Nam. Bức thư được hàng triệu phụ huynh chia sẻ, thậm chí đưa lên hẳn trang web của Bộ Giáo dục nước này.
Bản thân Ngô Huy từng là giáo viên cấp 1 và cấp 2 suốt 10 năm. Gần 30 tuổi, ông mới bắt đầu học cao học, sau đó lần lượt đạt học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ và trở thành giảng viên đại học.
Bức thư này đã thay đổi cuộc đời con gái ông. Tại trường đại học, cô đã chủ động tham gia câu lạc bộ tình nguyện và câu lạc bộ phóng viên, cô cũng đi phục vụ ở khu vực bị động đất ở Ludian và trở thành một nhân vật nổi tiếng của trường.
Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, bức thư đã được chia sẻ lại với tốc độ chóng mặt. Ai nấy đều cảm thấy xúc động và đồng cảm với cách dạy con gái của ông bố trong bức thư. Nhiều phụ huynh sau khi đọc xong đã thốt lên rằng người cha này đã thay họ nói hết những điều muốn nói, cả những gì giấu kín nhất trong lòng mình...
Nội dung bức thư nổi tiếng
"Con yêu, thời gian giống như một mũi tên, mặt trời và mặt trăng giống như con thoi. Từ một đứa trẻ bập bẹ và chập chững biết đi trong sân nhà, nay con đã trưởng thành, trong nháy mắt con sẽ vào đại học. 18 tuổi, con là một người trưởng thành, đáng lẽ cha không nên có bất kỳ lo lắng nào nữa. Nhưng từ khi sinh ra đến nay con chưa từng đi xa nhà, cha không tránh khỏi lo lắng con bên ngoài sẽ không chăm sóc được chính mình.
Con nói không muốn học đại học tại địa phương, cha hiểu và ủng hộ. Có bầu trời rộng lớn bên ngoài, và con có thể bay tùy thích. Biết rằng con không muốn bị thuyết giảng nhiều lời nhưng khi con đi xa, cha buộc phải nói vài lời. Có thể nó không có ý nghĩa gì với con, nhưng khiến cha thấy lòng mình thêm phần nhẹ nhõm.
Đạo đức nằm ở hành động, lòng tốt không thể chỉ tồn tại trong tim
Trở thành một người có đức là đạo lý không hề mới mẻ, điều bố muốn dặn con là làm cách nào để trở thành một người có đức. Đạo đức trước hết phải nằm ở hành động và lòng tốt không thể chỉ tồn tại trong tim.
Bố nhớ có một lần trên xe bus, bố nhường ghế của mình cho một cụ già. Lúc đó cả con và chị gái con đều nói cảm thấy hơi ngại khi làm thế. Bố hiểu tâm lý của người trẻ bây giờ, khi bố lần đầu giúp đỡ người khác, bố cũng rất để ý đến ánh mắt của người xung quanh. Bây giờ nghĩ lại bố mới thấy nó chẳng cần thiết chút nào. Làm việc tốt, không tư lợi, tại sao phải lo lắng sợ hãi?
Trong cuộc sống có rất nhiều việc nhỏ, chỉ cần con giơ tay ra cũng có thể làm được, đó cũng là một loại một việc tử tế. Đừng keo kiệt khi con có thể giúp đỡ người khác. Thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhờ sự tử tế của con.
Chọn ngành theo sở thích, đừng theo lợi ích
Chọn ngành chính là chọn sở thích. Dù ngành đó hot hay không, lương cao hay thấp, nếu con không thích nó, nó cũng là vô nghĩa. Coi đam mê như tiêu chuẩn chắc chắn sẽ ổn định hơn dùng lợi ích làm tiêu chuẩn.
Nói chung, hãy cứ chọn thứ con thích, học thứ con thích, con sẽ cảm thấy hạnh phúc khi làm việc và chất lượng cuộc sống cũng theo đó mà tăng lên.
Ở bất kỳ chuyên ngành nào, chỉ cần con học đủ tốt, con sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc liệu mình có đạt được thành tựu như người khác hay không.
Kiến thức làm cho cuộc sống trở nên khả thi hơn
Có giả thuyết cho rằng việc học là vô ích, nhưng ít ai không học mà thành công. Có kiến thức sẽ cho cuộc sống nhiều lựa chọn.
Kiến thức quyết định tính khí, sở thích, tầm nhìn, giá trị của một người... và còn là yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tất cả những điều này là kết quả của kiến thức, không phải là sản phẩm của sự trao đổi tiền.
Đọc sách cũng giống như kết bạn, phải cẩn thận sàng lọc cái xấu và đừng tiếp cận nó
Cha đã từng viết một lời nhắn gửi đến học sinh của mình: "Khi còn trẻ, hãy tha thiết yêu một cuốn sách hay". Cha nhấn mạnh việc còn trẻ, vì khi con bước chân vào xã hội, con sẽ biết việc dành thời gian để học khó thế nào.
Đọc sách cũng giống như kết bạn, phải cẩn thận sàng lọc cái xấu và đừng tiếp cận nó. Một cách dễ dàng để làm điều này là đọc các tác phẩm kinh điển, là sản phẩm của thời gian, kết quả của những độc giả tinh tường. Phải có một lý do tại sao một cuốn sách là một tác phẩm kinh điển. Miễn là nó là một tác phẩm kinh điển, con có thể đọc nó bao lâu tùy thích.
Đừng dựa vào quan hệ, hãy dựa vào năng lực
Ai cũng biết, giờ là thời đại dùng năng lực để nói chuyện. Các quy tắc dù ở bất kì đâu cũng càng ngày càng trở nên công bằng hơn và sự cạnh tranh chắc sẽ càng ngày càng trở nên tàn khốc hơn.
Bố cho rằng, thay vì cậy nhờ mối quan hệ, hãy dựa vào năng lực của bản thân để cạnh tranh. Tuy rằng việc này khó hơn nhưng bù lại, con có thể nhận về sự tôn trọng của người khác, trong lòng cũng cảm thấy an tâm hơn.
Con phải biết rằng, nếu một người không muốn sống một cuộc sống mà luôn phải cúi đầu thì người đó buộc phải có bản lĩnh để ngẩng cao đầu. Con phải không ngừng nắm bắt cơ hội để hoàn thiện bản thân, dũng cảm đối mặt với những giông tố của cuộc đời và sẵn sàng vượt qua thử thách.
Vẻ đẹp nội tâm lúc nào cũng quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài
Là con người, ai cũng thích cái đẹp, đặc biệt là với phái nữ. Và mọi người phải biết cách để trau chuốt cho bản thân, tiếc là bố lại không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để truyền đạt lại cho con.
Đương nhiên, xinh đẹp, hấp dẫn ở đây không chỉ nói riêng chuyện ngoại hình. Việc trau dồi cả vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình là điều rất quan trọng, bố không muốn con chỉ theo đuổi vẻ đẹp hời hợt bên ngoài. Kiến thức là thứ mỹ phẩm chất lượng nhất và sự tốt bụng, lương thiện sẽ là thứ giúp con trở nên cuốn hút hơn. Đây mới là nét quyến rũ mà thời gian cũng không thể làm phai nhạt.
Tình yêu đích thực là sâu sắc, chân thành, vị tha và không tham lam
Con à, chỉ cần con hạnh phúc, cuộc đời này của bố coi như đã viên mãn. Yêu đương không phải chuyện đùa, nó đòi hỏi sự nghiêm túc từ cả đôi bên. Một khi con quyết định yêu một người, đó nên là quyết định sau khi đã trải qua một thời gian cân nhắc, kiểm tra cẩn thận chứ không phải là quyết định bốc đồng.
Bức thư khiến hàng triệu trái tim rung động
Người yêu của con không phải là tài sản riêng của con. Con có thể nhớ người ấy nhưng đừng làm phiền người ấy một cách vô lý. Con có thể yêu người ấy, nhưng đừng tước mất không gian riêng của người ấy.
Tình yêu có thể khiến con người ta trở nên ngốc nghếch và mù quáng nhưng là con gái, con phải biết giữ mình, biết điều gì có thể làm và điều gì không thể. Mỗi đường đi nước bước đều phải suy nghĩ cẩn thận, tránh hối hận sau này.
Có qua có lại, hãy giúp đỡ bạn bè nếu có thể
Đại học là nơi để học và cũng là nơi để kết bạn. Ai cũng nên có một vài người bạn trong đời bởi suy cho cùng một cuộc sống hạnh phúc không phụ thuộc vào sự giàu có về tiền bạc mà phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội.
Kí túc xá đại học, 4-8 con người từ mọi miền đất nước tụ lại, bản chất điều này đã là một cuộc gặp gỡ đầy duyên số. Có cho đi mới có nhận lại, cái gì bỏ qua được hãy bỏ qua, có gì giúp đỡ được hãy giúp đỡ.
Ở đâu cũng có người đáng để con quan tâm, ở đâu cũng có người quan tâm đến con, khi ấy con sẽ cảm thấy thế giới tràn ngập ánh nắng và trái tim thì ấm áp như có làn gió xuân thổi qua.
Đừng nghĩ mình còn trẻ, làm gì cũng là quá sớm
Thời gian là thứ công bằng nhất trên đời, mỗi người chỉ có đúng 24 tiếng mỗi ngày. Thời gian là thứ dễ có được nhất nhưng cũng là thứ ít được trân trọng nhất.
Bố thường nghe mọi người xung quanh nói phải bù đắp quãng thời gian này, thời gian kia. Nhưng thời gian đâu bù đắp được, lãng phí nghĩa là lãng phí. Đừng lúc nào cũng cảm thấy mình vẫn còn trẻ, còn quá sớm để làm mọi thứ con ạ!
Sinh viên đại học thường tiêu tốn thời gian ở rất nhiều việc khác nhau nhưng phổ biến nhất là tham gia CLB và lướt mạng. Điều này không sai nhưng hãy dùng thời gian thật hợp lý, đừng làm những việc vô nghĩa.
Con gái à, dù bố có dạy con gái nhiều hơn nữa thì cũng không thể tốt bằng việc con tự mình tìm hiểu và học hỏi. Bố không thể dạy con mọi thứ, và bố cũng không thể đồng hành cùng con suốt cuộc đời.
Dù ở đâu, dù lúc nào, mong rằng con sẽ luôn hạnh phúc.
Bố của con".
Theo Đời sống & Pháp luật
-
Giáo dục33 phút trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục4 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục5 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục7 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục21 giờ trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục23 giờ trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.