Các thiên tài đều là kẻ ngu dốt gặp may hay câu chuyện về đổi mới giáo dục?

Phải chăng thiên tài đều là kẻ ngu dốt gặp may, hay hệ thống giáo dục bất lực trong việc đánh giá thiên tài của họ hoặc không thể hấp dẫn nổi họ?

Những thiên tài thường bị các giáo viên nhận xét là thiếu năng lực khi họ còn đi học: Beethoven từng bị xem là kẻ vô tích sự, Newton học trung học với điểm số rất tệ, Edison bị cho là "không thể đào tạo"... Vậy phải chăng thiên tài đều là kẻ ngu dốt gặp may, hay hệ thống giáo dục bất lực trong việc đánh giá thiên tài của họ hoặc không thể hấp dẫn nổi họ?

Chúng ta không hiểu tại sao những thiên tài thường bị các giáo viên nhận xét là thiếu năng lực khi họ còn đi học. Beethoven từng bị xem là kẻ vô tích sự, Newton học trung học với điểm số rất tệ, Edison bị cho là "không thể đào tạo", Bill Gates chỉ chăm bỏ học đi chơi game... Những dẫn chứng sinh động như vậy có thể còn rất dài. Vậy phải chăng thiên tài đều là kẻ ngu dốt gặp may, hay hệ thống giáo dục bất lực trong việc đánh giá thiên tài của họ hoặc không thể hấp dẫn nổi họ?

Những thắc mắc nêu trên trước đây luôn là điều khó hiểu, nhưng ngày nay, dưới ánh sáng của tâm sinh lý học, chúng đã được giải đáp thấu đáo.

Nguyên tắc hoạt động của não bộ

Câu chuyện về hai bán cầu não

Mọi chuyện bắt đầu từ những nguyên lý hoạt động của não bộ. Trước đây, chúng ta luôn tin rằng não trái đóng vai trò chủ yếu trong tư duy và não phải chỉ đóng một vai trò hết sức bé nhỏ. Não trái được xem là phần quan trọng và đáng được chú ý nghiên cứu phát triển hơn nhiều so với não phải. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, khoa học đã chứng minh sự bình đẳng của hai bán cầu đại não thông qua các chức năng đơn biệt của chúng. Tư duy logic và sự sáng tạo là những công việc khác nhau mà mỗi nửa bán cầu phải thực hiện.

Sự phân biệt  các chức năng của mỗi bán cầu não đã được chú ý từ lâu và đã từng bị lên án là "thô thiển hoá" và "cơ giới hoá" bộ não. Rất nhiều người tin tưởng rằng não bộ là một điều gì đấy hoàn toàn bí mật, thiêng liêng và không thể phân tích. Tuy nhiên, phải đến khi nhà sinh lý học vĩ đại Pavlov bằng những thí nghiệm kinh điển đã chỉ ra rằng não có các vùng (diện) chức năng khác nhau. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng bán cầu não trái là một trung tâm phức hợp điều khiển nhóm chức năng trí tuệ như phân tích, nhớ, ngôn ngữ, tính toán sắp xếp, phân loại, quy nạp, viết, hành động thành thạo theo thói quen. Tóm lại, não trái là đại diện tiêu biểu cho tư duy logic, các thói quen lặp đi lặp lại hay nói cách khác đấy là những kỹ năng và sự hiểu biết.

Ngược lại với não trái, não phải thuộc về phần chi phối mạnh mẽ sự sáng tạo, lòng đam mê và những thúc đẩy khám phá, phiêu lưu, tìm tòi từ bên trong. Khoa học chứng minh não phải là trung tâm kiểm soát các chức năng thần kinh (so với não trái là trí tuệ) như trực giác, linh tính, tiềm thức, tâm linh, ngoại cảm, thái độ, xúc cảm, các nhận thức về không gian, màu sắc, các cảm nhận về âm nhạc, tiết điệu, sự liên tưởng và suy diễn, các hoạt động cơ bắp, phối hợp đòi hỏi sự khéo léo.

Tư duy logic và sự sáng tạo

Mỗi con người thường có một "kiểu tư duy" riêng biệt do thiên hướng phát triển đa dạng của các diện trong não bộ. Chính vì thế, mỗi con người luôn có sự trội hơn so với người khác ở diện này, kém hơn ở diện kia. Điều đó đã tạo nên những nhóm người có tư duy não trái cường và nhóm những người có tư duy não phải mạnh mẽ. Một con người luôn gồm cả hai loại tư duy đặc trưng của mỗi bán cầu não, đan xen nhau tuy nhiên bao giờ cũng mang dấu ấn trội của não trái hoặc não phải. Điều này ví như nếu anh không thuận tay phải thì anh sẽ là người thuận tay trái. Điều thú vị là do các xung thần kinh cử động cấu tạo bắt chéo nên những người thuận tay phải thường có tư duy não trái trội và ngược lại.

Nhạc sĩ thiên tài Betthoven từng bị coi là kẻ vô tích sự

Ở xã hội nguyên thuỷ, trực giác luôn là điều còn mất đối với sự tồn tại của mỗi con người. Săn bắt, hái lượm, quần hôn và man vũ,  những hoạt động chủ yếu của người nguyên thuỷ đều mang dấu ấn mạnh mẽ của não phải. Sự “linh cảm”, “thấu thực tự nhiên” trong hoàn cảnh sơ khai của nhân loại, tín ngưỡng và niềm tin hỗn mang đã gíup xã hội nguyên thuỷ tồn tại và phát triển. Khi đó tư duy não phải là tư duy chỉ đạo còn tư duy não trái bị hạn chế, hầu như chỉ mới phôi thai và không mang nhiều ý nghĩa trong đời sống nguyên thuỷ. Tuy nhiên khi xã hội tiến vào chế độ chiếm hữu nô lệ, ưu thế tuyệt đối của não phải đã không còn. Với chế độ tư hữu, sự hình thành tổ chức nhà  nước, sự phân chia giai cấp, tư duy não trái xuất hiện nhiều hơn nhưng cuộc sống ngày thường vẫn đòi hỏi rất nhiều những tư duy não phải.

Ở phương Tây, tư duy não phải đã phải chịu cảnh đè nén đầy ức chế trong một thiên niên kỷ của đêm trường trung cổ. Và sau đó, khi cuộc đại cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, máy hơi nước và lợi nhuận, các quy tắc và công thức toán học đã một lần nữa kích thích sự bành trướng của tư duy não trái. Con người được đánh giá theo chuẩn của não trái mặc dù ở đâu đó người ta vẫn rêu rao về điều tuyệt vời của sự sáng tạo.

 Chúng ta đang sống trong thời đại tư duy não trái, đang ở vào thời điểm xã hội não trái. Ở đó, với sự bùng nổ của IT, cuộc sống đang dần dần không còn chỗ cho sự tản mạn, mơ mộng và mạo hiểm. Trong học đường, trong các văn phòng, các nhà máy, các tổ chức kinh tế hay các thiết chế, chính thể khác, lý luận, cấu trúc, sự kiện, ghi nhớ và phân tích luôn là những kỹ năng tối thượng. Đấy lại chính là sở trường của não trái. Và chính sự đòi hỏi những kỹ năng lặp đi lặp lại đó đã tạo nên sự cứng nhắc, thói quan liêu và xu hướng "máy móc hoá" con người.

Khi phương pháp giáo dục hạn chế sự sáng tạo

Hiện nay, ở đâu chúng ta cũng có thể gặp những khẩu hiệu đề cao sự năng động và sức sáng tạo - những sở trường của não phải. Tuy nhiên ngay cả sự đề cao đó cũng chỉ mang tính hình thức dưới bỏ bọc "cá tính", "phong cách" mà hoàn toàn không có ý nghĩa thực tiễn nào đáng kể. Đấy phải chăng chỉ là một dấu hiệu của "thời trang trí tuệ", một thứ " sành điệu chất xám" gây ảo tưởng về sự lên ngôi của tư duy não phải. Chỉ khi nào thang đánh giá thành công và tầm vóc trí tuệ của xã hội thực sự thay đổi thì khi đó tư duy não phải mới được đánh giá đúng với vai trò thực của nó. Mà để có được điều này thì điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải đổi mới phương pháp giáo dục như là bước đột phá quan trọng tạo tiền đề cho những thay đổi tiếp theo.

Nhà vật lý nổi tiếng Albert Enstein 

Chúng ta đều biết Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới. Nhưng ngay trong lòng nước Mỹ nỗi lo về khả năng kích thích và hấp dẫn của tri thức và sáng tạo đang được xem là hết sức báo động. Một số liệu thống kê của các nhà tâm lí học được Munzert đưa ra trong tác phẩm best- seller "Test your IQ"cho thấy tỷ lệ chán học và muốn bỏ học tại các trường trung học trong toàn liên bang là 50%. Một con số choáng váng gây "sốc" cho những người hoạch định chính sách, các bậc phụ huynh và tất cả những ai quan tâm đến giáo dục. Đáng sợ nhất là hơn 50% số học sinh đó lại nằm trong số những người được đánh giá là có năng khiếu và tài năng nhất. Hội chứng bỏ học và nạn mù chữ đã làm ngân sách Hoa Kỳ thiệt hại 84 tỉ USD mỗi năm, một con số thiệt hại kinh niên sánh ngang với thiệt hại mà Mỹ phải hứng chịu do vụ khủng bố trung tâm thương mại thế giới ngày 11/9/2001!

Sở dĩ học sinh Mỹ đua nhau bỏ học theo A.W. Munzert là do những người có tư duy não phải trội chán chường và bất đồng với phương pháp dạy học cũng như các đánh giá kết quả học tập của hệ thống giáo dục. Vậy thì chúng ta có thể suy luận rằng ở Việt Nam hẳn cũng có rất nhiều học sinh chán học và bất mãn với điểm số của mình nhưng họ không dám (đúng ra là không thể) bỏ học do những khác biệt  lớn về văn hoá và đạo đức.

Vĩ thanh

Lâu nay, nhất là trong vòng 5 năm trở lại đây đã có rất nhiều ý kiến lên tiếng về sự trì trệ và lạc hậu của hệ thống giáo dục nước ta. Tất cả đều đồng tình rằng đã đến lúc phải đổi mới phương pháp dạy và học cũng như cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên nói bao giờ cũng dễ hơn làm cho nên cho tới nay quá trình đổi mới này mới dừng ở mức độ hội thảo và ... xem xét.

Newton học trung học với điểm số rất tệ

Chúng ta đều biết rằng để thành công thì chỉ tư duy logic thôi là chưa đủ, sự sáng tạo và trực giác là rất quan trọng. Để có được điều đó thì giáo dục phải là "bà đỡ" cho những thao tác tư duy não phải. Tuy nhiên, làm được điều này là hết sức khó khăn nếu xét đến hoàn cảnh thực tại của giáo dục nước ta hiện nay. Mà không chỉ nước ta, ngay cả những nền giáo dục tiên tiến cũng gặp bối rối trước đòi hỏi này. Bởi vì, sự sáng tạo không thể được đánh giá bằng những chuẩn mực thông thường. Nhưng khó không có nghĩa là chúng ta buông xuôi nếu như chúng ta còn có tham vọng thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia đi trước.

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi muốn nói rằng không phải ai cũng có thể sáng tạo siêu việt như Beethoven, Picasso, Einstein hay Bill Gates nhưng không một ai có thể đi tới thành công thực sự nếu như không có sự sáng tạo và những tư duy não phải khác. Và để có sự sáng tạo, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải đổi mới toàn diện phương pháp giáo dục.

Theo Thiên Anh/Ngayngay


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.