- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cần giảm áp lực thi cử, luyện thi
TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, học sinh học chương trình mới và năm đầu tiên thi tốt nghiệp đối mặt với không ít thách thức, bất cập đòi hỏi Bộ GD&ĐT có phương án điều chỉnh phù hợp.
Phân tích về chương trình GDPT 2018, TS Khuyến nói rằng, học sinh có lợi thế là được phân hóa từ sớm và tự chọn tổ hợp để học theo năng lực, trong đó có những môn học mới như: Công nghệ, giáo dục Kinh tế và Pháp Luật…
Tuy nhiên đó không phải là những cơ bản quen thuộc để hướng nghiệp cho học sinh. Việc học sinh bắt buộc phải chọn tổ hợp môn học từ đầu cấp THPT trong khi các em chưa được định hướng, nhận thức về nghề nghiệp một cách chắc chắn cũng có nguy cơ lựa chọn sai lầm và khi muốn đổi tổ hợp lại vướng nhiều khó khăn, bất cập.
Chỉ còn một học kỳ nữa, học sinh lớp 12 năm nay sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Với xu hướng tuyển sinh ĐH từ năm 2025, hàng loạt trường ĐH có thể sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng mang tên “đánh giá năng lực”, “đánh giá tư duy”.
Nhiều trường top dưới còn đưa ra vô số phương thức tuyển sinh “lạ”, phi truyền thống nhằm mục đích vơ vét thí sinh cho đủ chỉ tiêu đào tạo gây khó khăn và tốn kém cho thí sinh, phụ huynh do phải thi cử nhiều lần, phải chấp nhận ghi danh ở nhiều “lò luyện”, học thêm tại trường, học luyện thi, học luyện đánh giá năng lực, học luyện IELTS,….
Ủng hộ phương án siết chặt tỉ lệ xét tuyển sớm, TS Khuyến còn cho rằng, Bộ GD&ĐT cũng cần thống nhất quy định chọn kết quả thi tốt nghiệp THPT làm tiêu chí chính để tuyển sinh giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp như chỉ đạo tại Nghị quyết 29: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH”.
Bộ cũng cần quy định thống nhất tổ hợp xét tuyển hợp lý, kiên quyết loại bỏ các tổ hợp “lạ”. Khi đó, các trường ĐH chỉ nên đặt tiêu chí phụ đối với những ngành năng khiếu, ngành hot. “Với cách làm đó, sẽ giảm áp lực học tập, luyện thi không cần thiết đối với học sinh”, TS Khuyến nêu.
TS Võ Thế Quân, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đông Đô (Hà Nội) cho rằng, cần tạo cơ chế đồng bộ liên thông giữa phổ thông với ĐH một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp và hiệu quả. Các trường ĐH không nên đưa ra nhiều phương thức xét tuyển mà nên lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển truyền thống phổ rộng đáp ứng nhu cầu đào tạo các lĩnh vực KHTN, Kỹ thuật, Công nghệ, Khoa học kinh tế, Khoa học sức khỏe, Khoa học xã hội…
Trong từng lĩnh vực chuyên ngành hẹp có thể đặt yêu cầu cao hơn về một môn học nào đó. Ví dụ: nếu tuyển vào Sư phạm Toán/ Cử nhân Toán có thể môn Toán lấy hệ số 2.
Các trường THPT có điều kiện tổ chức học tập - hướng nghiệp cho học sinh có trọng điểm, đảm bảo chất lượng thi tốt nghiệp và các trường ĐH sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển có nguồn tuyển sinh phong phú hơn, công tác tuyển sinh cũng gọn nhẹ hơn, chất lượng, hiệu quả hơn.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục32 phút trướcMột số giáo viên ở Trường THCS Lê Văn Tám đặt nghi vấn có thể hiệu trưởng không đi làm vì thời gian qua có một số người đến trường liên hệ tìm gặp thầy Khuê để đòi nợ.
-
Giáo dục2 giờ trướcVì quá vui mừng khi có học trò đạt giải cuộc thi giáo dục an toàn giao thông, thầy giáo ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã chạy dọc hành lang của trường để báo tin đến đứt cả dép.
-
Giáo dục2 giờ trướcThông tin Bộ GD&ĐT dự kiến siết chỉ tiêu xét tuyển sớm của các trường ĐH đã gia tăng áp lực cho học sinh. Có thể, nhiều em đã “quay xe” đầu tư nghiêm túc cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT.
-
Giáo dục5 giờ trướcNam sinh lớp 11 Trần Ngọc Bảo khiến nhiều người thán phục khi vừa lọt "Top in the World" môn tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL) với điểm số tuyệt đối trong kỳ thi IGCSE của Cambridge.
-
Giáo dục22 giờ trướcHội đồng Anh cho biết gần đây, một số đối tượng mạo danh 'có mối quan hệ với các đơn vị tổ chức thi', có thể thay đổi điểm số IELTS và cung cấp đề trước ngày thi chính thức. Hội đồng Anh khẳng định tất cả hành vi này đều là lừa đảo.
-
Giáo dục1 ngày trướcBuồn bực vì bị cha mẹ mắng do vi phạm nội quy nhà trường, 2 nữ sinh lớp 7 ở Khánh Hòa đã uống quá liều nhiều viên thuốc, phải nhập viện.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi đăng quang Á vương 1 Sinh viên thanh lịch năm 2024, Tùng Sơn ‘gây sốt’ vì vẻ đẹp trai và có những thành tích học tập nổi trội.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị chuẩn bị tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 theo hướng giảm áp lực, ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội, chuẩn bị chu đáo, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong các khâu.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường Trung cấp Công nghệ Kỹ thuật Tổng hợp kết hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Tây Hồ sẽ tổ chức Workshop “Lập trình - Trí tuệ nhân tạo” dành riêng cho học sinh lớp 12.
-
Giáo dục1 ngày trướcSáng nay, 174 học sinh lớp 10 Trường THPT Tô Hiến Thành đã chuyển về địa điểm Trường THPT Văn Lang và tham gia những tiết học đầu tiên ở trường này.
-
Giáo dục2 ngày trướcÔng Võ Hữu Trân, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu ở Vĩnh Long bị kỷ luật cảnh cáo vì để xảy ra bạo lực học đường, trong đó nhiều vụ học sinh đánh nhau, xúc phạm thầy, cô giáo.
-
Giáo dục2 ngày trướcPhụ huynh Đà Nẵng phản ánh, do được giới thiệu hình thức “du học tại chỗ” nên cho con nghỉ học trường công, bỏ hơn 100 triệu đồng/năm để theo học “trường Mỹ” Prinberk Academy tại các cơ sở Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân.
-
Giáo dục2 ngày trướcGiành cú đúp thủ khoa đầu vào và ra, đồng thời duy trì học bổng toàn phần suốt 4 năm, Mỹ Anh là sinh viên “có một không hai” của trường Đại học Quốc tế.
-
Giáo dục2 ngày trướcThời gian 5 năm ông Donald Trump học tại trường quân sự NYMA đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời vị tổng thống, biến ông từ một cậu bé hay gây rắc rối thành một học sinh kỷ luật và thích cạnh tranh, có tố chất lãnh đạo.