- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cậu bé 9 tuổi ăn trộm tiền trong tài khoản của bà chơi game, cha mẹ đã có cách xử lý khiến ai cũng phục
Cùng xem cách cha mẹ cậu bé đã dạy con mình một bài học ý nghĩa mà không làm tổn thương cả hai như thế nào.
Cùng xem cách cha mẹ cậu bé đã dạy con mình một bài học ý nghĩa mà không làm tổn thương cả hai như thế nào.
Mỗi phụ huynh thường chọn một hình thức phạt con, kỷ luật con khác nhau, có thể là la mắng, quở trách hay đánh đòn? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bố mẹ có thể nén lại toàn bộ năng lượng đó mà vẫn dạy con những bài học đáng giá khi trẻ làm điều không thể chấp nhận được? Hãy tham khảo câu chuyện dạy con của một cặp vợ chồng Trung Quốc dưới đây.
Cậu bé 9 tuổi ăn trộm tiền của bà để chơi game
Theo tờ South China Morning Post, hiện nay, có rất nhiều bài báo đưa tin các vụ việc trẻ nhỏ sử dụng ví điện tử của cha mẹ để chơi game và thậm chí là mua "những món quà trên các trang bán hàng trực tiếp live stream". Và đó chính xác là những gì cậu bé 9 tuổi Hang Hang ở Trung Khánh, Trung Quốc đã làm 2 tuần trước.
Hang Hang đã lén ăn trộm tiền trong tài khoản của bà để chơi game (Ảnh: Knews).
Cha mẹ Hang Hang phát hiện con trai lén sử dụng điện thoại di động của bà để mua thiết bị cho một trò chơi trên di động. Cụ thể, cậu bé đã dùng tài khoản WeChat Pay của người bà để mua game có giá 2.000 tệ (khoảng hơn 6 triệu đồng).
Tất nhiên, như mọi phụ huynh khác, hai vợ chồng đều rất tức giận. "Phản ứng đầu tiên của tôi là tôi giận con vô cùng. Tôi có cảm giác như mình có thể tát con", mẹ Hang Hang nhớ lại. Nhưng thay vì giận dữ - điều mà người mẹ này cho rằng chẳng mang lại tác dụng gì, cô lẫn ông xã quyết định xử lý vấn đề theo cách thực tế hơn.
Cộng đồng mạng hết lời khen ngợi cách dạy con của bố mẹ bé
Trong trường hợp tương tự, phần lớn cha mẹ có thể chọn đòi đơn vị vận hành game hoặc trang web bán trò chơi đó trả lại tiền. Nhưng cha mẹ Hang Hang không làm như vậy. Họ quyết định, con trai mình phải học được một bài học ý nghĩa. Mẹ cậu bé yêu cầu Hang Hang phải thu lượm bìa, giấy báo và chai lọ để tái chế nhằm bù đắp cho sai lầm mình gây ra. Những nỗ lực này của họ giúp Hang Hang hiểu giá trị của đồng tiền bằng cách tự mình trải nghiệm lao động nghiêm túc. Hang Hang rốt cuộc nhận ra rằng, để kiếm được 2.000 tệ thì phải khó khăn, vất vả ra sao.
Trong 2 tuần qua, Hang Hang đã dành thời gian rảnh để cùng mẹ thu lượm ve chai, ví dụ giấy bìa từ các gia đình khác, sau đó, bán lại cho cơ sở thu mua. Ngay cả trong tuần lễ Quốc khánh Trung Quốc (1-7/10), cậu bé 9 tuổi vẫn duy trì công việc này mà không có bất cứ ngoại lệ nào.
Thay vì trách phạt con, mẹ Hang Hang đã có một cách xử lý hoàn toàn khác (Ảnh: Knews).
Theo tiết lộ của mẹ Hang Hang, cậu bé ngày càng thành thạo và hiệu quả hơn với công việc thu lượm ve chai. Hang Hang thậm chí còn đặt lịch hẹn với nhà hàng xóm để đến thu các vật dụng có thể tái chế, trong đó có chai lọ. Giấy và bìa các-tông thì được cậu bé gấp lại rồi đóng gói cẩn thận.
Hang Hang cho biết, việc này không hề đơn giản và cậu có thể mất 1 năm để hoàn trả số tiền 2.000 tệ cho bà. Tuy nhiên, Hang Hang đã quyết tâm thực hiện đến cùng.
Sau khi trải nghiệm công việc vất vả để bù đắp thiệt hại do mình gây ra, Hang Hang thú nhận, cậu sẽ không bao giờ trộm tiền nữa. Ngoài ra, Hang Hang cũng hi vọng sẽ thu lượm nhiều đồ ve chai hơn mỗi ngày. Như vậy, cậu có thể sớm trả được món nợ với bà.
Trong 2 tuần qua, Hang Hang đã dành thời gian rảnh để cùng mẹ thu lượm ve chai, ví dụ giấy bìa từ các gia đình khác, sau đó, bán lại cho cơ sở thu mua (Ảnh: Knews)
Cộng đồng mạng Trung Quốc tỏ ra rất thích thú và hết lời khen ngợi cách xử trí của cha mẹ Hang Hang. "Nếu có nhiều phụ huynh như họ, Trung Quốc sẽ không còn quá nhiều "ông vua con"", một người dùng Weibo viết. Thực tế, đất nước Trung Quốc đang có thế hệ gồm rất nhiều người trẻ được chiều chuộng, bao bọc quá mức mà trở nên hư hỏng, yếu ớt...
Quả thật, nỗ lực của cha mẹ Hang Hang đã được đền đáp xứng đáng. Và câu chuyện này còn cho thấy, đôi khi, một chút sáng tạo là tất cả những gì phụ huynh cần để giáo dục con cái. Khi phạm sai lầm, có thể trẻ không hề có ý định xấu. Và giận dữ, la mắng, đánh đập trẻ cũng chẳng giúp giải quyết vấn đề.
Những cách sáng tạo để dạy trẻ một bài học
Thực ra, cha mẹ nào cũng muốn con thực sự học được điều gì đó qua một sự cố, một việc xấu chứ không muốn trẻ nghe lời người lớn chỉ vì sợ bị la mắng hay đòn roi. Nếu chúng ta có thể giữ bình tĩnh và đảm bảo kết nối với con trong lúc đặt ra các giới hạn, trẻ sẽ dần hiểu được, tiếp thu được những điều đúng đắn cần làm.
1. Chú ý tới hành vi tích cực của trẻ
Đa số mọi người đều có có xu hướng tập trung vào thứ tiêu cực hơn là tích cực. Do đó, các bố mẹ nên biết rằng việc nhìn vào hành vi tiêu cực của con thay vì tập trung vào hành vi tích cực là điều hoàn toàn bình thường.
Nhưng sẽ có lợi hơn cho cả bạn và con nếu bạn thực hiện việc này: bắt đầu nỗ lực chú ý tới hành vi tốt của trẻ. Củng cố hành vi tốt có thể hiệu quả, chỉ cần bạn không lạm dụng mà thôi.
Có nhiều cách dạy con hiệu quả mà không cần đòn roi (Ảnh minh họa).
Làm thế nào để bắt đầu:
- Khen ngợi những hành vi có ích, tử tế ở trẻ.
- Nhấn mạnh rằng bạn trân trọng những hành vi như vậy qua những cái ôm, những cái đập tay hưởng ứng và lời khen. Ngay cả một cây kem ăn mừng hành vi đẹp cũng có tác dụng!
- Luôn để trẻ biết trẻ đã làm gì tốt hay chưa tốt trước khi bạn đưa ra bất cứ hành động nào.
2. Áp dụng quy tắc trong nhà với trẻ
Con bạn có thể học được hành vi cả tốt lẫn xấu ở bất cứ đâu. Từ một bộ phim trẻ đã xem hay từ những nguồn tác động bên ngoài: hàng xóm, bạn bè…
Do đó, hãy biến gia đình trở thành nơi để hướng dẫn, chỉ bảo điều đúng đắn cho trẻ.
Ngầm cho trẻ thấy bạn biết "hành vi bắt chước không đúng" kia từ đâu mà có. Bằng cách này, bạn đang cho phép trẻ nhận thấy, hành vi ấy của trẻ không được mong đợi ở gia đình và trẻ nên sửa chữa.
Ví dụ, bạn có thể nói: "Ở nhà bạn T, hét to có thể không sao. Nhưng ở nhà chúng ta, chỉ được dùng từ ngữ và giọng điệu nhẹ nhàng để đề nghị thứ mà ta muốn".
Nguồn: Morning Post, Knews, Psychology
Theo Helino
-
Giáo dục8 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục13 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục16 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.