- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chung tay giải quyết “vấn nạn” bạo lực học đường
Mấy tuần qua xảy ra một loạt những vụ bạo lực học đường mà đáng nói trong những vụ đánh nhau này, “thủ vai chính” là những học sinh lớp 6, 8, 9… Chính vấn nạn này đang làm nhức nhối xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
Mấy tuần qua xảy ra một loạt những vụ bạo lực học đường mà đáng nói trong những vụ đánh nhau này, “thủ vai chính” là những học sinh lớp 6, 8, 9… Chính vấn nạn này đang làm nhức nhối xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
Liên tiếp những vụ nữ sinh đánh nhau
Vụ nữ sinh lớp 7 học tại Trường THCS Lý Tự Trọng (Phường 1, TP Trà Vinh) bị các bạn trong lớp đánh hội đồng đến “bầm dập” cơ thể chưa lắng xuống thì ngày 18/3 tại Trường THCS Hùng Vương (phường Đông Xuyên, TP Long Xuyên), một nữ sinh lớp 6 bị các nữ sinh lớp 8 “hỏi chuyện” và đánh tại lớp học. Cùng ngày, nữ sinh đó tiếp tục bị bạn cùng trường đánh tại cổng trường. Trận đánh thứ hai này làm vỡ mắt kính em và khiến em bị đa chấn thương phần mềm.
Cùng ngày 18/3, tại Trường THCS Đông Hồ 1 (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) lại xảy ra một vụ nữ sinh lớp 8 bị bạn khóa cửa đánh tại lớp học đến chảy máu miệng.
Có lẽ vụ nữ sinh đánh nhau trong tuần qua ầm ĩ nhất là việc hai nữ sinh Võ Ngọc Đoan P. và em Nguyễn Thị Ngọc M. (cùng học lớp 9A1) bị bạn cùng trường rủ thêm 2 đối tượng (là nữ) vào tận lớp học đánh đến nhập viện xảy ra vào ngày 20/3 tại Trường THCS Phú Long (xã Phú Long, huyện Châu Thành, Đồng Tháp).
Xung quanh các vụ nữ sinh đánh nhau, nhìn chung ban giám hiệu các trường nhanh chóng vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân, tiến hành phân tích cho gia đình và giáo dục tư tưởng, đạo đức cho các nữ sinh “thích” đánh nhau. Đồng Thời các trường không nương tay với các nữ sinh ra tay đánh bạn bằng những hình thức kỷ luật phù hợp với từng tính chất vụ việc mà cao nhất là đình chỉ học tập một tuần và nhẹ nhất là hạ hạnh kiểm xuống loại yếu.
Gia đình, nhà trường, xã hội phải chung tay
Các vụ học sinh (HS) đánh nhau đã được xử lý nhưng điều dư luận quan tâm là vì sao thời gian gần đây, vấn nạn HS kết bè, kết phái (đa phần là nữ sinh) tổ chức đánh bạn tại lớp học rồi quay phim tung lên mạng ngày càng phổ biến? Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến các vụ HS “choảng” nhau và giải pháp nào để chấm dứt tình trạng này vẫn là câu hỏi lớn không lời đáp nếu như nhà trường, gia đình và xã hội không có sự chung tay.
Thầy giáo Nguyễn Văn Mốt - Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) chia sẻ: “Thời gian qua, chúng tôi xem báo đài, liên tiếp xuất hiện những vụ HS đánh nhau tại lớp học, trong khuôn viên nhà trường, mặc dù trong 1.000 em HS mới chỉ xảy ra 1, 2 vụ HS đánh nhau. Tuy nhiên khi tôi là một giáo viên về hưu, nghe những thông tin này thấy lo lắm. Như vậy, đâu là nguyên nhân của vấn nạn này? Theo tôi, nguyên nhân sâu xa nhất chính là gia đình, các bậc phụ huynh ngày nay thiếu hẳn sự quan tâm giáo dục, uốn nắn lời ăn tiếng nói, tâm tính cho các cháu… Hầu như các phụ huynh phó mặt hết chuyện giáo dục một đứa trẻ cho nhà trường mà thực tế giáo dục như ở hệ THCS thì giáo viên bộ môn hết tiết là như xong việc. Còn giáo viên chủ nhiệm một mình làm sao quán xuyến hết 30 - 40 em HS? Do vậy, theo tôi để kéo giảm và ngăn chặn bạo lực học đường thì các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con cái mình và có sự phối hợp với nhà trường. Và ngược lại các thầy cô, các ban ngành đoàn thể, như đoàn, đội, công đoàn… trong nhà trường cần phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình thì mới mong ngăn chặn được tình trạng các HS “thích” đánh nhau như hiện nay”.
Đồng quan điểm với nhà giáo Nguyễn Văn Mốt, thầy giáo Lê Xuân Bột - cựu giáo viên dạy Văn Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ) trăn trở, việc HS hiện nay hay đánh nhau, đó là một vấn nạn không thể giải quyết ngay, mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân tận gốc và có biện pháp giáo dục kết hợp thật tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tìm ra nguyên nhân chính, nguyên nhân phụ. Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến việc HS hiện nay hay đánh nhau (nhất là nữ) thì có nhiều. Nhưng nguyên nhân chính là việc buông lỏng sự giáo dục của gia đình. Nhiều phụ huynh HS hiện nay hầu như khoán trắng việc giáo dục các em cho nhà trường. Vì cha mẹ các em phải lao vào cuộc mưu sinh trong thời buổi kinh tế thị trường có nhiều khó khăn, hội nhập quốc tế; có người mải mê làm giàu, có người chạy ăn từng bữa toát mồ hôi hoặc do cha mẹ ly hôn, ly thân các em không được quan tâm giáo dục và thậm chí do cha mẹ hay cãi cọ, chửi bới, đánh nhau nên các em bắt chước và vận dụng khi cần… Có trường hợp cha mẹ nuông chiều con, chỉ biết cho con tiền, còn học hành, đạo đức thế nào không cần biết. Có phụ huynh còn xúi giục con đánh lại bạn khi cần…
Theo thầy Lê Xuân Bột, những nguyên nhân trên xuất phát từ chủ quan còn nguyên nhân khách quan thì phải kể đến sự giáo dục của nhà trường, đoàn thể và xã hội. Theo thầy Bột, về phía nhà trường, nếu trường nào có sự phối kết hợp chặt chẽ việc giáo dục HS giữa chính quyền (Ban giám hiệu và các thầy cô), đoàn thể (đội thiếu nhi, đoàn thanh niên, công đoàn)… thì trường đó sẽ ít có hiện tượng HS đánh nhau. Kỷ luật nghiêm khắc nhưng vẫn nêu cao tình thương và trách nhiệm với các em. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm lớp cần nắm rõ hoàn cảnh gia đình từng HS, cá tính mỗi em… để có biện pháp uốn nắn, giáo dục cụ thể. Điều này cần sự liên hệ thường xuyên với gia đình HS qua điện thoại hoặc tới tận nhà (đối với những HS cá biệt).
Về phía xã hội, theo Thầy Bột phân tích, xã hội hiện nay thanh thiếu niên đang có sự xuống cấp về đạo đức lớn biểu hiện qua tệ nạn nói tục, chửi thề, đánh nhau, đá gà, cá độ bóng đá, bài bạc, hút hít… ảnh hưởng rất rõ tới HS. Nhiều em tập làm “người lớn”, làm tay “anh chị”, lập nên nhóm này, nhóm kia. Mâu thuẫn xảy ra là giải quyết bằng chửi bới, đánh đấm, rồi quay phim bằng điện thoại di động tung video clip lên mạng… Đặc biệt, trước công nghệ giải trí phát triển ồ ạt thiếu kiểm soát lại được phát tán nhiều nguồn như hiện nay những hình ảnh đánh đấm, khiêu dâm… trong phim rất dễ tiêm nhiễm cho HS.
Ngoài ra, thầy giáo Bột còn nhấn mạnh việc xử lý các vụ HS đánh nhau của BGH nhà trường, giáo viên chủ nhiệm còn chậm trễ. Có trường tuy Hiệu trưởng biết HS đánh nhau nhưng cố tình giấu vì bệnh thành tích, sợ bị mất danh dự, mất điểm thi đua… hoặc có xử lý kỷ luật thì qua loa…
Thầy Nguyễn Hữu Hạnh – nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang chia sẻ xung quanh việc kỷ luật HS cá biệt: “Tôi từng tham gia Hội đồng kỷ luật nhà trường nên thấy rõ nhiều vấn đề, đặc biệt không ít phụ huynh phải nói giữa hội đồng rằng: “Bây giờ vợ chồng tôi nói nó không nghe nữa, tôi bó tay rồi!”. Chúng ta phải hiểu rằng, việc kỷ luật HS là để cho các em vươn lên chứ không phải vứt các em ra ngoài lớp, ngoài trường, ngoài xã hội. Nếu muốn như vậy, nhà trường, giáo viên phải hiểu rõ hoàn cảnh của em HS này và thấy được những mặt tích cực của HS cá biệt để chúng ta biết khuyến khích, động viên tạo điều kiện cho những mặt tích cực đó phát triển, lấn át những mặt tiêu cực, cái xấu. Và thực tế qua những HS tôi kỷ luật, các em trở nên ngoan hiền và học tốt lên rất nhiều!”.
-
Giáo dục5 giờ trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục7 giờ trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục9 giờ trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục12 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục12 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục16 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục17 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục19 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.