Chuyện của thầy hiệu trưởng có lương 12 triệu/ tháng

Thầy Hoàng Thanh Hải (hiệu trường Trường Phổ thông dân tộc Bán trú THCS Cán Chu Phìn (Mèo Vạc, Hà Giang) trìu mến nói về tri ân của phụ huynh học sinh đồng bào H'Mông dành cho những người làm giáo dục nơi đây nhân ngày 20/11.

Thầy Hoàng Thanh Hải (hiệu trường Trường Phổ thông dân tộc Bán trú THCS Cán Chu Phìn (Mèo Vạc, Hà Giang) trìu mến nói về tri ân của phụ huynh học sinh đồng bào H'Mông dành cho những người làm giáo dục nơi đây nhân ngày 20/11.

Chúng tôi đến Cán Chu Phìn vào những ngày mưa tầm tã. Đảo một vòng các lớp góc bảng đều báo sĩ số vắng 0. Trò không bỏ lớp nên thầy cô cũng "nhàn" và tươi hơn... Bởi, Cán Chu Phìn là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Với diện tích 2.500 héc-ta, dân số gần 6 vạn người với 100% là dân tộc H’Mông.

Hỏi thầy Hải (quê Nam Định) "cắm" Cán Chu Phìn từ năm nào? Thầy trầm ngâm, sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Thể thao Trung ương 1 - năm 1994 lên Mèo Vạc học sơ cấp sau đó công tác tại Phòng Giáo dục huyện Mèo Vạc. Năm 2009 nhận công tác tại Trường Phổ thông dân tộc Bán trú THCS Cán Chu Phìn và gắn bó đến nay. Thầy nhẩm tính cũng được 21 năm trong nghề với không ít trăn trở.

Hà Giang, hiệu trưởng, phụ huynh

Thầy Hoàng Thanh Hải: "Có cơ hội về xuôi tôi cũng không bỏ học sinh Cán Chu Phìn..."

Trăn trở lớn nhất của những người làm giáo dục vùng cao là muốn học sinh tới lớp phải vận động. Thầy cô không ân cần trò đi học sẽ không chuyên cần.

Ông Lương Vũ Khoa – Bí thư Đảng ủy xã tiếp lời, vận động học sinh đến lớp được coi là đặc thù của giáo dục vùng cao. "Tôi đã cùng với hiệu phó nhà trường vào bản vận động học sinh tới lớp. Có những học sinh phải đi lại vài ba lần thuyết phục mới tới trường. Cũng có những gia đình chúng tôi đến phải ngồi đợi 2 tiếng để cha mẹ đi tìm con về cho thầy thuyết phục...." - lời ông Khoa. Vất vả là vậy nhưng thầy cô vẫn một lòng gắn bó.

Thầy Hải bảo, nếu có cơ hội về xuôi cũng không về. 15 năm nữa về hưu - tôi vẫn làm hết sức mình với giáo dục vùng cao. Dù nhiều lúc trăn trở đến bạc tóc vì lo thời gian sau Tết và thời điểm mùa vụ học sinh đi học không chuyên cần. Duy trì được việc đến lớp đều đặn, thì lại lo làm sao để các em tiếp thu được bài, hiểu bài và thích đến trường.

Bởi vậy, nắm bắt được tâm lý các em phải đi làm phụ giúp gia đình - ngoài dạy văn hóa nhà trường mượn đất của xã để học sinh "vừa học vừa làm" về trồng trọt, chăn nuôi. Ý tưởng này thầy Hải học hỏi được từ đồng nghiệp một số trường lân cận, phần giúp các em có kỹ năng, phần giúp các em có thêm thu nhập. Bởi rau các em trồng nhà trường sẽ thu mua hết, tiền các em nhận.

Theo thầy Hải, vừa học vừa làm như vậy giúp các em năng động hơn và biết thêm nhiều kỹ năng để phục vụ cuộc sống bản thân sau này. Ví như, trong dạy kỹ năng nuôi lợn cho học sinh - nhà trường dạy các em tận dụng những thức ăn thừa của bữa trưa bán trú để làm thức ăn. Phần chất thải của lợn được nhà trường hướng dẫn tái tạo khí bioga...

"Nhờ vậy mà nhiều năm nay học sinh đến trường đều đặn và chuyên cần hơn" - thầy Hải hồ hởi. Tỷ lệ học sinh bỏ học cũng giảm, nhưng khó nhất vẫn là đảm bảo chất lượng. "Dù đã áp dụng nhiều giải pháp nâng chất lượng nhưng khoảng cách vẫn còn xa so với giáo dục dưới xuôi...' - thầy Hải canh cánh.

Hà Giang, hiệu trưởng, phụ huynh
Hoạt động kể chuyện bằng ảnh tự chụp của học sinh cũng giúp học sinh hứng thú, tự tin hơn....

Chỉ tay ra sân, thầy Hải nói, từ ngày về trường - được sự quan tâm đầu tư của các cấp ủy đảng - nhà trường đã có thêm 2 dãy nhà 2 tầng kiên cố. Đời sống giáo viên được chăm lo tốt hơn nên cũng thu hút được nhiều giáo viên tâm huyết dưới xuôi lên.

Thầy Hải khoe: Thu nhập của giáo viên trung bình cũng được 7 triệu/ tháng. Lương làm quản lý của tôi được 12 triệu/ tháng. Với thu nhập này ở dưới xuôi thì trang trải cuộc sống có chút eo hẹp, nhưng ở vùng cao là đủ duy trì cuộc sống gia đình.

Trong nhiều lý do để thầy Hải "cắm bản" đến già, còn bởi cảm mến tình cảm của những con người nơi đây. Thầy Hải tâm sự: mỗi dịp đến ngày 20/11 học sinh thường "sưu tầm" những bó hoa rừng rất đẹp. Còn xuống nhà học sinh thì phụ huynh rất quý và chắc chắn được mời uống rượu xuông...

21 năm trong nghề thầy Hải chưa một lần nhận hoa hồng, nhưng quà tặng lớn nhất là sự trưởng thành của các thế hệ học sinh. Người dân nhận thức được việc cho con đến trường là có lợi, nên không cấm cản. Bởi vậy "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt - học tốt" là tâm nguyện của các thầy cô vùng cao và cũng là khẩu hiệu nhà trường đề ra.

Ghi nhận những nỗ lực vượt khó trong sự nghiệp trồng người - liên tục trong 8 năm liên tiếp (từ năm học 2005-2006 đến năm 2013-2014) thầy Hải liên tiếp đoạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Lao động tiên tiến và nhiều bằng khen của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Giang.

Theo VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.