Chuyện thật như đùa: Nhà trường bắt học sinh đội mũ bảo hiểm... khi đi bộ đến trường

Quy định này đang gây xôn xao dư luận.

Mới đây, netizen đang truyền tay nhau hình ảnh được chụp lại trước cổng một trường tiểu học. Khung cảnh trong ảnh nhìn thôi đã thấy náo nhiệt, tuy nhiên, thứ khiến dân tình để ý hơn cả ở đây là việc tất cả những em học sinh trong ảnh đều đội mũ bảo hiểm.

Đội mũ bảo hiểm khi di chuyển bằng xe máy hay xe điện không có gì lạ, tuy nhiên có vẻ như các học sinh trong ảnh lại phải đội mũ bảo hiểm ngay cả khi đi bộ. Điều đáng nói là sau một hồi tìm hiểu, netizen phát hiện đây thực sự là một quy định có thật. Quy định này do một trường tiểu học ở huyện Từ Văn, thành phố Trạm Giang (Trung Quốc) đặt ra và nó đang gây xôn xao dư luận.

Vị dân mạng đăng bức ảnh còn không quên tiết lộ thông báo của nhà trường về việc này. Vị này cho biết mục đích của nhà trường là nâng cao ý thức của mọi người về việc đội mũ bảo hiểm an toàn chứ không bắt buộc tất cả học sinh phải làm như vậy. Nhưng có lẽ vì là thông báo khẩn cấp, lại chưa rõ ràng về mặt nội dung nên kết quả là cuối cùng, tất cả học sinh dù đi bộ hay đến trường bằng bất kì phương tiện nào khác cũng kè kè trên đầu chiếc mũ bảo hiểm.

Chuyện thật như đùa: Nhà trường bắt học sinh đội mũ bảo hiểm... khi đi bộ đến trường-1

Một trường tiểu học ở huyện Từ Văn, thành phố Trạm Giang (Trung Quốc), yêu cầu học sinh đội mũ bảo hiểm khi đến trường và khi học

Sau khi sự việc gây xôn xao dư luận, ông Lý - nhân viên Phòng Giáo dục huyện Từ Văn, thành phố Trạm Giang đã đại diện lên tiếng. Vị này xác nhận Phòng giáo dục huyện có phát động phong trào "Mang mũ bảo hiểm đến trường", bắt đầu từ ngày 5/9/2023. Theo thông báo, học sinh được khuyến khích đội mũ bảo hiểm vào hẳn khuôn viên trường học để đảm bảo an toàn. Văn bản cũng đề nghị học sinh đội mũ bảo hiểm khi đến trường bằng xe máy hoặc xe điện. Tuy nhiên, mọi việc chỉ dừng lại ở khuyến khích, bởi đến cuối cùng có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào phụ huynh học sinh. Hơn nữa, mũ bảo hiểm cũng do gia đình tự chuẩn bị, chứ các trường không yêu cầu mua đồng bộ.

Bên cạnh đó, hoàn toàn không có quy định nào yêu cầu học sinh đội mũ bảo hiểm khi đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường (cả trong trường hợp đi một mình lẫn đi cùng cha mẹ).

Bản thân ông Lý cũng bối rối trước hình ảnh học sinh đội mũ bảo hiểm đi bộ ở trường tiểu học kia. Ông cho hay Phòng giáo dục huyện đã liên hệ và yêu cầu nhà trường giải trình do lo ngại có sai lệch trong cách hiểu và truyền đạt thông tin, gây ra "sự cố" hài hước này.

Quay lại hoạt động "Mang mũ bảo hiểm đến trường", ông Lý nói rằng Sở giáo dục thành phố Trạm Giang đã và đang áp dụng các biện pháp để nâng cao nhận thức của mọi người về an toàn giao thông. Đặc biệt là trước thực trạng, chỉ tính riêng năm 2019 đã có 2.593 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do tai nạn giao thông và 19.619 trẻ em dưới 15 tuổi bị thương, tương đương mỗi ngày có 7 trẻ em tử vong do tai nạn giao thông. Đó là số liệu từ "Báo cáo thống kê thường niên về tai nạn giao thông đường bộ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (2019)" do Cục Quản lý giao thông Bộ Công an ban hành.

Trước yêu cầu của Sở giáo dục, các trường tiểu học và trung học ở Trạm Giang đã thiết lập các "chốt bảo vệ", tại đây sẽ có những tình nguyện để thuyết phục phụ huynh và học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu như họ không chấp hành. Nhưng tình hình không thực sự khả quan lắm, thậm chí một số người còn quát mắng lại tình nguyện viên vì họ cảm thấy mình đang bị làm phiền.

Chiến dịch "mang mũ bảo hiểm vào khuôn viên trường" ở trên cũng nằm trong những biện pháp này. Ngoài việc vận động học sinh, phụ huynh đi xe đạp điện, xe máy phải đội mũ bảo hiểm, Sở giáo dục còn yêu cầu mỗi trường phân định khu vực bảo quản mũ bảo hiểm đặc biệt theo điều kiện riêng cho học sinh.

Theo Phụ nữ mới

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunumoi.net.vn/chuyen-that-nhu-dua-nha-truong-bat-hoc-sinh-doi-mu-bao-hiem-khi-di-bo-den-truong-d287038.html


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.