Cô giáo Lê Na và câu chuyện về văn hóa xin lỗi

“Cả giáo viên lẫn học sinh đều sai, nhưng là người thầy, giáo viên phải biết nhận ra lỗi của mình trước. Như thế, cô giáo mới dạy các em điều đúng - sai được".

“Cả giáo viên lẫn học sinh đều sai, nhưng là người thầy, giáo viên phải biết nhận ra lỗi của mình trước. Như thế, cô giáo mới dạy các em điều đúng - sai được", bạn Kiều Thanh viết.

Sau một tuần, câu chuyện về clip cô giáo Lê Na mâu thuẫn học trò vẫn được dư luận quan tâm. Cô giáo cung Bọ Cạp đã chính thức trả lời báo chí ngày 5/8. Nhiều người nghĩ đây là cơ hội để nữ giáo viên chính thức xin lỗi học trò, bởi hành vi ứng xử chưa đúng mực.

Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi có xin lỗi học viên, Cô Lê Na không trả lời trực tiếp. Dù phóng viên hỏi nhiều lần, cô Lê Na vẫn né tránh lời xin lỗi.

Trước đó, xem clip trả lời phỏng vấn của cô Lê Na, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng: “Theo tôi, giáo viên này nên xin lỗi học sinh”.

Cô Lê Na phản hồi: Tôi không đọc những thông tin này, bởi mỗi người một quan điểm. Tôi đã hành xử trong clip trực tính, tuy nhiên tôi học một điều, hiện tượng không thể quy về bản chất. Đánh giá một con người phải xem xét cả quãng thời gian dài, không thể nhìn người như “thầy bói xem voi”.

Cô Lê Na khẳng định thêm, sự việc xảy ra là cơ hội để học hỏi thêm nhiều điều và chứng minh sự sáng tạo của cộng đồng mạng khi chế giễu cô.

Cô giáo Lê Na vui vẻ khi nói về clip cộng đồng mạng chế giễu mình.
Cô giáo Lê Na vui vẻ khi nói về clip cộng đồng mạng chế giễu mình.

Một độc giả nêu quan điểm: “Cách trả lời phỏng vấn khiến mình cảm thấy cô vẫn chưa nhìn nhận đúng - sai và gây ảnh hưởng tới ngành giáo dục qua việc này. Không một lời xin lỗi tới những người vì cô mà mất đi phần nào niềm tin với ngành”.

Bạn Kiều Thanh viết: “Cả giáo viên lẫn học sinh đều sai, nhưng với tư cách của người thầy, giáo viên phải biết nhận ra cái lỗi của mình trước. Cô giáo không biết nhận lỗi thì không thể dạy học sinh đúng - sai được, dù giỏi như thế nào”.

Độc giả Thế Nam dẫn lại câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Tuy nhiên, với cô giáo Lê Na, chúng ta nên bàn thêm về văn hóa ứng xử. Cô có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, không thể nói không có kinh nghiệm ứng xử. Vậy nguyên nhân đến từ đâu?".

Bạn Hoàng Tú cho rằng: “Cô Lê Na không cần giải thích vòng vo, chỉ nên nói hai từ “xin lỗi” là đủ. Ai cũng có cái sai và thấy được cái sai của mình là đáng quý”.

Trước đó, trao đổi với Zing.vn, ông Phạm Khoản, bố của cô giáo Lê Na cho rằng, con gái là người cá tính, giỏi chuyên môn nhưng đã có hành xử chưa đúng mực với học viên. 

Khi biết chuyện xảy ra, ông Khoản nói, con gái mình cũng có sự hiếu thắng, bởi học trò nói lừa đảo mà không phải thì cô giáo sẽ tìm mọi cách phản biện.

Tuy nhiên, cô giáo cung Bọ Cạp thể hiện sự cá tính của mình ở ngay cả ở việc từ chối nói hai từ “xin lỗi”, tưởng như rất đơn giản và đúng mực.












Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.