Coi chừng trẻ nghiện lời khen

Hầu hết phụ huynh và các nhà giáo dục đều đồng ý rằng khen ngợi rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển lòng tự trọng, vì thế nên khen càng nhiều càng tốt. Điều đó có đúng không?

Hầu hết phụ huynh và các nhà giáo dục đều đồng ý rằng khen ngợi rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển lòng tự trọng, vì thế nên khen càng nhiều càng tốt. Điều đó có đúng không?

khen ngợi, nuôi con, trẻ con

Theo một số nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu thì không hẳn là như vậy. Mặc dù lời khen rất tốt cho trẻ, nhưng nếu chúng ta khen ngợi mọi thứ mà trẻ làm, thì lời khen có thể sẽ mất đi tác dụng của nó hoặc sẽ tạo ra những đứa trẻ chỉ thích khen.

Thay vì liên tục khen ngợi học sinh, giáo viên nên nhận xét chi tiết hoặc nói về những tiến bộ cụ thể của trẻ, khuyến khích trẻ lần sau cố gắng hơn.

Nghiên cứu

Vẫn có định kiến là những đứa trẻ có lòng tự trọng cao sẽ hạnh phúc hơn, học tập tốt hơn và sau này sẽ sống tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu lại không đồng ý với quan điểm này – Marshall Duke, nhà tâm lý học lâm sàng, nhà nghiên cứu và Charles Howard Chandler, giáo sư tâm lý học ở ĐH Emory cho hay.

Xác định thế mạnh của trẻ và phát triển những điểm mạnh này mới giúp trẻ hình thành sự tự tin, hơn là cứ liên tục khen ngợi – Duke nói. Khen ngợi cũng sẽ không có tác dụng nếu như lời khen nào cũng giống nhau. Ví dụ như, nếu tất cả học sinh trong lớp đều được khen vẽ đẹp, trong khi các em đều biết có một số bạn vẽ đẹp hơn hẳn, thì lúc này lời khen mất đi ý nghĩa.

“Những nhận xét trung thực có tác dụng về lâu về dài hơn lời khen sáo rỗng” – Duke khẳng định.

Người lớn thường có thói quen không nói cho trẻ biết mình sai. Điều đó sẽ không giúp trẻ đối mặt với nghịch cảnh khi chúng lớn lên. “Đó là cách mà thế giới hoạt động” – Duke nói thêm.

Cân bằng

Cần khen trẻ chọn lọc hơn và cụ thể hơn không phải là một ý kiến mới mẻ, tuy nhiên nó bắt đầu vượt qua quan điểm cũ là khen càng nhiều càng tốt – theo Benjamin Mardel – nhà nghiên cứu của Project Zero thuộc ĐH Harvard.

“Trẻ có thể nhận ra những lời khen sáo rỗng và giả tạo. Chúng có thể học được nhiều hơn từ những nhận xét cụ thể. Khen ngợi phải dựa trên cái gì đó có thật” – ông Mardel nói.

“Niềm vui và sự hứng thú trong học tập có thể cùng tồn tại với một vài căng thẳng và lo lắng. Đó cũng là một phần của học tập” – ông nói.

Giáo viên có thể giúp trẻ hình thành lòng tự trọng bằng cách tạo không khí lớp học thoải mái, an toàn và các em có thể giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. “Điều đó quan trọng hơn là việc giáo viên khen các em những gì”.

Trẻ nghiện lời khen

khen ngợi, nuôi con, trẻ con

J.D. Hawkins – tư vấn viên ở Trường Trung học thử nghiệm thuộc ĐH Bang Illinois, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội Tự trọng quốc gia đồng ý rằng tạo không khí để trẻ cảm thấy an toàn là một yếu tố quan trọng để trẻ nuôi dưỡng lòng tự trọng.

“Tôi không tin bạn có thể cho ai đó lòng tự trọng, nhưng bạn có thể tạo ra môi trường để phẩm chất đó phát triển” – ông Hawkins nói.

Mặc dù khen ngợi không giúp hình thành lòng tự trọng, nhưng tư vấn viên này cũng cho rằng: “Giá trị bản thân của trẻ dựa trên những gì người khác nói, và đó không phải là thứ tự trọng lành mạnh. Trẻ không thể làm được gì nếu chúng không được khen ngợi”.

Khen thận trọng

Dù vậy không phải ai cũng đồng ý với quan điểm nên khen ít hơn thì tốt hơn. Barry Lubetkin – chuyên gia tâm lý, giám đốc Viện Trị liệu hành vi (New York) thì nói rằng nếu được lựa chọn, ông sẽ luôn chọn thà khen nhiều còn hơn.

“Tôi lo ngại rằng người ta sẽ thấy sự thay thế cho khen ngợi là không khen nữa” – ông Lubetkin chia sẻ với tờ Education World. “Tôi có những bệnh nhân nói rằng họ không được khen khi còn nhỏ. Nếu tôi phải phạm sai lầm, tôi thà chọn sai lầm vì khen quá lời còn hơn là không khen”.

Ông Lubetkin thừa nhận rằng có thể khen quá nhiều sẽ làm trẻ chán ngấy và ít chuẩn bị cho những khắc nghiệt của cuộc sống sau này, nhưng trong một số trường hợp, phụ huynh có thể khen có lựa chọn.

“Nếu một đứa trẻ đã rất cố gắng phần từ vựng và mang về nhà một điểm A thì khen ngợi là thích hợp và chỉ ra rằng trẻ nhận được điểm A là nhờ học tập chăm chỉ. Nhưng nếu đứa trẻ đó bình thường đã làm tốt ở phần từ vựng rồi thì cũng không cần phải khen ngợi nữa”.

Đội trưởng đội cổ vũ

Bất chấp ý kiến của một số nhà nghiên cứu, Lori Palmer – người đang dạy giáo dục đặc biệt ở Trường Tiểu học Jacob Gunther (New York) cho rằng cô nhìn thấy những kết quả tích cực từ việc khen ngợi các em hằng ngày.

“Ngày nào tôi cũng giống như một đội trưởng đội cổ vũ” – cô Palmer chia sẻ. “Lời khen luôn giúp chúng tiếp tục làm tốt. Khi trẻ nghe thấy những câu như “Con thật tuyệt”, “làm tốt lắm”, “con thật thông minh”, điều đó rất có ý nghĩa với trẻ. Trẻ biết là mình được khen vì ít nhất mình đã cố gắng”.

Cô Palmer cho rằng có thể những lời khen đó không cần thiết ở một lớp học bình thường, nhưng lại rất cần cho giáo dục đặc biệt. Cô vẫn tin rằng khen ngợi là tốt cho trẻ.

Theo Nguyễn Thảo
VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.