Con dao hai lưỡi mang tên "Thi thử đại học"

Mục đích củacác trường THPT khi tổ chức thi thử là “đong đếm” được kiến thức của học tròđể bồi dưỡng lại lực học. Còn các trung tâm luyện thi thường cho đề khôngkhó và dùng chiêu “trao giải” cho những em điểm cao đề thu hút nhiều thísinh để thu tiền.

Mục đích củacác trường THPT khi tổ chức thi thử là “đong đếm” được kiến thức của học tròđể bồi dưỡng lại lực học. Còn các trung tâm luyện thi thường cho đề khôngkhó và dùng chiêu “trao giải” cho những em điểm cao đề thu hút nhiều thísinh để thu tiền.

Năm nào cũng vậy, càng gần kỳthi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại học (ĐH), các buổi thi thử ở các trung tâmluyện thi được mở liên tục, tăng tần suất các ca thi dày đặc trong ngày.

Thi thử để cọ sát

Tham gia các lần thi thử ĐH đang được các em học sinh lựa chọn như liều“thuốc tiên” chữa bệnh tâm lý. Tuy nhiên mỗi em học sinh lại có một cái nhìnkhác về phương pháp này.

Bạn Trịnh Thu Hà - học sinh trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa chia sẻ:“Em nghĩ việc thi thử Đại học là rất bổ ích và bản thân em đã tham gia thithử 3 lần. Thường thì kinh nghiệm ra đề thi của thầy cô giáo tương đối sátvới chương trình ôn thi ĐH. Trong những lần thi này em có cơ hội được củngcố lại vốn kiến thức mình đã học, được cọ sát với không khí nghiêm túc củaphòng thi như một kỳ thi ĐH thực sự”.

Con dao hai lưỡi mang tên "Thi thử đại học"

Thi thử ĐH là hình thức ôn luyện hiệu quả đang được nhiều trường THPT áp dụng

Không những tham gia thithử ở trường và các trung tâm luyện thi, nhiều học sinh còn tích cựctham gia thi thử trực tuyến trên các website. Nguyễn Trọng Quyết - họcsinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội là một thành viên tích cựccủa website hocmai.vn.

Quyết cho biết: “Em thường xuyên thử sức với các đề thi trực tuyến trêntrang web hocmai.vn. Với các đề thi của môn thi trắc nghiệm theo em làmbài trực tuyến là một phương pháp vô cùng hiệu quả. Hình thức thi nàyhoàn toàn miễn phí, hơn nữa nó còn tạo điều kiện giúp em củng cố kiếnthức và đúc rút được nhiều kinh nghiệm hơn đối với dạng đề thi trácnghiệm”

Mỗi học sinh có một cách nghĩ khác nhau, với các em thi thử ĐH là mộtphương pháp học khá hiệu quả, nó sẽ đánh giá đúng lực học của bản thânnếu thực hiện một kỳ thi nghiêm túc, khách quan.

Ủng hộ quan điểm này của các em, thầy Nguyễn Thành Long - giảng viên Họcviện Báo chí Tuyên truyền cho biết: “Theo tôi các em học sinh nên thamgia các kỳ thi thử ĐH bởi vì đây không chỉ đơn thuần là phương pháp ràsoát lại kiến thức đã học mà nó còn giúp các em làm quen được với cáchtiếp cận phòng thi, đối mặt với sức ép cũng như tâm lý của các kỳ thi.Từ đó các em có thể tạo sự tự tin bước vào kỳ thi chính thức”.

Nhưng cũng là con dao hai lưỡi

Mùa thi ĐH đang đến gần, nắm bắt được tâm lý nôn nóng muốn thử sức củacác em học sinh, nhiều trung tâm tung ra những hình thức thi thử rất hấpdẫn với mục đích chạy theo lợi nhuận. Theo khảo sát ở một số lò luyệnthi quanh khu vực phố Tạ Quang Bửu (ĐH Bách Khoa), ĐH Khoa học Xã hội vàNhân văn, dịch vụ thi thử đại học ở đây có lệ phí tương đối cao: 40 - 50nghìn đồng cho một môn thi.

Cô Đỗ Thu Hằng, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Báo chí và Tuyên truyềncảnh báo các em học sinh nên cảnh giác với những hình thức thi chỉ đểkiếm tiền ở một số trung tâm. Theo cô Hằng, chuộng hình thức thi thử đểthu lợi nhuận nên các bài thi thử ở các trung tâm thường dễ và khôngđược trả bài để các em có thể phân tích cái sai, cái đúng ở bài làm củamình. Bên cạnh đó, khi thử thử đạt điểm cao, các em sẽ chủ quan và lơ làviệc ôn tập. Ngược lại, những em điểm thấp lại “mua” thêm sự phân vântrong  xu hướng chọn trường.

Thầy Trịnh Ngọc Sơn - giáo viên trường THPT Yên Định I (Thanh Hóa) chiasẻ: “Thi thử ĐH là phương pháp học tập hiệu quả, khoa học. Thế nhưng nếuhọc sinh không nhìn nhận đúng vấn đề, thi theo phong trào trong khi kiếnthức quá rỗng thì phương pháp này sẽ phản tác dụng. Các em nên thi thử ởtrường vì các thầy cô giáo sẽ có điều kiện nắm rõ lực học của các em,phát hiện những lỗ hổng kiến thức, từ đó có những điều chỉnh cần thiếtđể nhanh chóng bù đắp lại. Kết quả của lần thi thử đóng vai trò như mộtkênh thông tin từ đó giúp thí sinh chọn trường học, ngành học phù hợpvới năng lực của bản thân”.

Trước thực trạng tràn lan các trung tâm tổ chức thi thử ĐH, ông Trần VănNghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí Bộ GD&ĐT cảnh báo, Bộ không có chỉđạo bất kỳ một hình thức thi thử nào mà ở các trường và địa phương tổchức. Do đó, để chấn chỉnh, Bộ đã yêu cầu các Sở GD&ĐT tập trung tổ chứcôn thi tốt cho học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

Để chuẩn bị tâm lý tốt cho kỳ thi quan trọng, lời khuyên của các thầy côgiáo dành cho các em, hãy ôn tập kỹ lưỡng và bổ sung những kiến thức cònthiết hụt hơn là đến các trung tâm tổ chức thi thử kém khoa học, nhốnnháo và thiếu chặt chẽ

Theo VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.