- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con vào lớp 1: Học đến 11 rưỡi đêm, tay cầm bút viết run run vẫn vật lộn với bài tập về nhà, tôi có nên thừa nhận mình thất bại?
Con tôi đi học 2 tuần thì chỉ trừ ngày khai giảng nhàn nhã, còn bắt đầu vào chương trình, ngày nào bé cũng phải làm bài tập về nhà. Sau 2 tuần con vào lớp 1, tôi hỏi thật, các mẹ còn "sống" không?
- Nam sinh lớp 11 ở Hà Giang bị bạn đâm thấu ngực tại cổng trường
- Vụ việc vở bài tập Toán lớp 1 dạy trẻ bài bạc qua việc đếm "cơ, rô, chuồn, bích", Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền lên tiếng
- Thế nào là cảm giác khi con tôi đi học lớp 1: Các mẹ thi nhau "nói xấu con" và tình huống mà bất cứ mẹ nào cũng sẽ từng gặp khi con vào "đại học chữ to"
Năm nào không biết, chứ năm nay, nếu ai đó khoe con vào lớp 1 nhàn tênh, yêu cô mến bạn, đi học tươi tỉnh mà chiều đón về vẫn vui vẻ, tối vào bàn học bài 30 phút là xong hết, tôi thực sự nể em bé và cả gia đình. Gạt đi mọi ý nghĩ tiêu cực (mà nói ra thể nào người ta cũng bảo là mình ghen ăn tức ở, sân si với trẻ con) rằng có thể mẹ em bé đang nói dối, phóng đại, hoặc rằng em bé đã được rèn luyện trước để đọc thông viết thạo, vào lớp 1 chỉ vì đúng tuổi, những cặp mẹ con như thế thật sự khiến tôi tò mò.
Bởi lẽ, với những thay đổi trong sách giáo khoa và chương trình học của năm nay, con trai tôi và nhiều em bé cùng tuổi đang rối như canh hẹ. Con vào học lớp 1 được 2 tuần, tất cả các buổi tối, hôm thì bố, hôm thì mẹ “đánh vật” học cùng con 3 - 4 tiếng đồng hồ mới hoàn thành hết bài tập. Tôi không thể tưởng tượng sao học lớp 1 mà lắm bài về nhà thế, nhiều đến mức tôi nhìn còn hoảng, chứ đừng nói một đứa trẻ mới 6 tuổi đầu.
Toán, Tiếng Anh thì chưa thấy, nhưng ngày nào cũng có bài luyện chữ viết, bài đọc, đọc hiểu gửi về nhà. Điển hình như hôm qua, học bài chữ “k”, chữ “kh”, con tôi đem về nhà 1 tờ giấy A4 2 mặt, 1 trang vở viết và 1 bài đọc. Tờ giấy A4 viết được lõm bõm vài chữ, còn vở luyện chữ “k”, chữ “kh” thì trắng trơn. Cuối tuần, cô sẽ giao cho bài ôn tập các chữ học trong tuần, ít cũng là 1 tờ A4 và 1 trang vở để viết.
Hôm qua, con tôi mang về 1 tờ giấy A4 2 mặt như thế này, thêm bài đọc và luyện viết trong vở phải hoàn thành.
Không biết các trường khác hoặc bộ sách khác có tiến độ thế nào, nhưng trường con tôi thì học nhanh như bắn súng liên thanh. Mới học đến buổi thứ 4, cô đã bắt viết tên, trong khi con còn chưa biết hết mặt chữ cái. Mới 10 tiết học đã đến chữ k, kh, mà chữ trước chưa nhớ đã phải học luôn chữ sau. Cuối tuần hỏi lại, thằng bé cứ lơ ngơ như mới, viết hay đọc cũng như con vẹt chứ không nhập tâm.
Thằng bé sợ hãi vì không nhớ nổi bài cũ thì chớ, còn mệt nhoài vì phải tập viết suốt. Trong suốt hơn 3 tiếng ngồi vào bàn, con hết kêu mỏi tay lại đau lưng, mỏi mắt. Nếu bố mẹ quyết tâm ép nó làm hết bài tập, hôm nào cũng phải 11 giờ, thậm chí 11 rưỡi đêm con mới hoàn thành được.
Bình thường vợ chồng tôi cũng rất nghiêm nên con không mè nheo gì, kêu mỏi thế nhưng bố mẹ lừ mắt là lại viết tiếp. Có những hôm, con cầm bút viết mỏi đến độ tay run run mà không dám xin mẹ cho nghỉ. Tôi bóp tay, xoa lưng cho con một tí rồi lại động viên con cố nốt, dù biết là những gì con đang tiếp thu vượt quá sức của nó. Xót lắm, nhưng chẳng biết làm sao.
Có hôm con viết mãi không xong, mặt mũi đờ đẫn, tôi dẹp sách vở bảo con không cần học nữa, đi ngủ đi. Thế là cu cậu khóc òa lên, bảo thôi mẹ ngồi đây dạy cho con học nốt, mai cô kiểm tra vở mà con chưa làm xong thì cô phạt mất.
Ở buổi học thứ 4, chưa nhớ mặt chữ con đã được yêu cầu viết tên mình.
Cũng có hôm, sợ con ngồi viết mà bố mẹ soi bên cạnh nó căng hơn, vợ chồng tôi cho con tự làm bài, hẹn giờ ra kiểm tra. Đến khi nhìn vào vở thì chữ trồi chữ sụt, sai hết tỷ lệ. Tôi muốn ghi nhận nỗ lực của con nên không chê, không xóa chữ nào, để nguyên đấy cho con mang đi nộp.
Nhưng chiều đón con, tôi bị cô giáo nhắc nhở vì không đồng hành với con, không nghiêm túc trong việc kết hợp giáo dục với nhà trường(?!) Vì đầu năm cô đã dặn, vở viết của con phải được giữ cẩn thận, viết nắn nót, không tẩy xóa để cuối kỳ nộp lại nhà trường, rồi đem dự thi vở sạch chữ đẹp. Ngày nào cô cũng nhắn tin vào sổ liên lạc điện tử và nhắn riêng để chê lên chê xuống các con (trong có đó con tôi) chưa thuộc bài, chưa hoàn thành bài tập về nhà.
Tin nhắn cô giáo nhắc nhở bố mẹ.
Tôi có nên thừa nhận mình thất bại, trăm sự nhờ cô?
Tôi không nghĩ con mình dốt, thậm chí từng tự tin rằng thằng bé sẽ bước vào lớp 1 thuận lợi. Vợ chồng tôi không cho con học tiền tiển học vì không muốn ép con quá, và cũng tự tin là mình đủ kiến thức để dạy con. Nhưng thực tế thì, hai vợ chồng muốn phát điên, chưa thống nhất được nên dạy con theo cách nào.
Nhìn thằng bé ngày nào cũng ngồi đến khuya, trong khi con học bán trú, cả ngày đã học, làm bài ở trường, tôi xót xa vô cùng. Tôi đã gặp riêng cô giáo chủ nhiệm, đặt vấn đề tại sao con học gần 10 tiếng đồng hồ trên lớp, các cô giáo dành thời gian làm gì, để tối về con tôi phải hoàn thành một đống bài tập, hầu như chẳng có thời gian nghỉ ngơi?
Tôi cũng hỏi thẳng, tại sao từ cuối năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị yêu cầu giáo viên tại các trường, lớp dạy 2 buổi học/ngày phải hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tại lớp, không giao bài tập về nhà cho học sinh, vậy mà 2020, con tôi vẫn phải làm bài về nhà nhiều thế?
Tôi bị cô giáo vặn ngay rằng, buổi chiều, theo phân phối chương trình giáo viên sẽ cho học sinh làm bài tập trong vở hướng dẫn học. Việc con tôi mang giấy luyện viết và vở bài tập về nhà làm nốt, ấy là lỗi của con chưa có ý thức tự làm hết bài trong buổi chiều, nên mới đọng lại(!?) Chao ôi, những đứa trẻ lớp 1 chỉ cần biết đọc, biết viết, tính toán đơn giản vào cuối năm, sao lại bị bắt học nhiều thế, đến mức nửa đêm vẫn còn ôm giấy bút?
Bài luyện đọc khá khó so với con tôi.
Tâm sự chuyện này với hội cùng có con học lớp 1 năm nay, nhiều người cùng bức xúc như tôi, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác ngoài việc cùng học với con, thúc đẩy tiến độ để con viết nhanh hơn. Có người còn “ăn gian” cầm tay con viết chữ hoặc… viết hộ con cho đỡ sốt ruột.
Chị bạn có con năm nay lên lớp 2 - một cô bé học giỏi, lanh lợi và tự học rất ổn - bảo tôi rằng hãy kệ con đi đừng can thiệp nhiều. Chị bảo vợ chồng tôi nên dừng ngay việc dạy con trước khi thống nhất phương pháp, rằng cha mẹ tâm an thì mới mong con ngoan. Rằng hãy để con tự giải quyết bài vở, để con tự giải quyết vấn đề và chịu trách nhiệm với hậu quả (bị cô trách phạt) nếu có.
Trong khi đó, chị bảo tôi hãy nghiên cứu sách giáo khoa, hỏi kỹ cô giáo cách cô dạy trên lớp để con không bị loạn vì những phương pháp khác nhau. Nếu cần, hãy trình bày kỹ hơn với cô, nhờ cô gỡ rối chuyện con có nhiều bài tập tồn đọng, thay vì chỉ trích.
Một chị bạn khác, con trai năm nay học lớp 5 khuyên tôi rằng, đứa trẻ nào cũng phải trải qua chuyện đó, áp lực mới thành công. Chị cũng bảo tôi hãy dũng cảm thừa nhận mình có thể có bằng cấp cao nhưng chưa thực sự biết cách dạy con. Chị xui tôi, nếu nhắm không thể ngồi “ốp” con học mỗi ngày 3 - 4 tiếng, hãy mạnh dạn nói “trăm sự nhờ cô”, nhờ cô chú ý hơn đến con để hoàn thành hết bài trong thời gian ở lớp. Nếu sau vài tuần mà con không thể tiến bộ thì tính tiếp.
Tôi vẫn nghĩ rằng, phụ huynh chỉ nên cùng con rà soát lại các kiến thức đã học trên lớp và kiểm tra con đã hoàn thành các bài tập trong vở hướng dẫn học hay chưa. Còn việc dạy, truyền đạt những kiến thức cơ bản để con nắm được bài, đó là việc của cô giáo. Nhưng nếu tôi buông tay để cho con thoải mái hơn vào buổi tối, được chơi nhiều hơn vào cuối tuần, liệu con có bị đuối, bị chán và khủng hoảng khi ở trên lớp không?
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Giáo dục1 giờ trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục4 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục8 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục9 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục11 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.