Đại học đầu tiên tổ chức thi thử cho học sinh

Đại học đầu tiên tổ chức thi thử cho học sinh

Chiều ngày 14/3, ĐHQG Hà Nội tổ chức thi thử theo phương thức đánh giá năng lực đối với bài thi tuyển sinh vào đại học ở Trường THPT Đại Từ (Đại Từ, Thái Nguyên).

Năm 2015, ĐHQG Hà Nội thống nhất dùng 1 bài thi đánh giá năng lực phục vụ cho xét tuyển vào đại học. Đây là phương án thi đã được ĐHQG Hà Nội đầu tư xây dựng từ nhiều năm nay, và sẽ chính thức áp dựng từ đợt thi diễn ra vào cuối tháng 5/2015.

Theo quy định của ĐHQG Hà Nội, người đã học hết chương trình THPT trong năm 2015, người đã tốt nghiệp THPT, người đã tốt nghiệp trung cấp đều có thể đăng ký dự thi.

ĐHQG Hà Nội, tuyển sinh, đánh giá, năng lực


Trước giờ thi. Gần 100 học sinh trường THPT Đại Từ đã tham gia đợt thi thử này. Ông Nguyễn Kim Sơn, phó giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết lý do chọn trường THPT Đại Từ làm điểm thi thử vì đây là nơi có đối tượng học sinh đa dạng, có cả học sinh thị trấn lẫn nông thôn, miền núi. Qua đợt thi thử này sẽ đánh giá khả năng làm bài của học sinh, để điều chỉnh bộ đề trước khi kỳ thi chính thức đầu tiên diễn ra vào cuối tháng 5.


ĐHQG Hà Nội, tuyển sinh, đánh giá, năng lực


Theo ông Trần Quang Hưng, hiệu trưởng trường THPT Đại Từ, việc lựa chọn những học sinh tham dự thi thử căn cứ vào một số tiêu chí, đó là: Những học sinh có nguyện vọng dự thi thử, các em có nguyện vọng thi đại học, và thi vào các trường ĐH khu vực Hà Nội. "Chúng tôi không chọn những học sinh tiêu biểu nhất để dự thi thử, mà trong đối tượng dự thi thử có cả học sinh trung bình, khá, giỏi" - ông Hưng cho biết.


ĐHQG Hà Nội, tuyển sinh, đánh giá, năng lực


Trong buổi thi thử này, các điều kiện tổ chức được diễn ra như thi thật, từ việc bố trí giám thị tới các kỹ thuật viên, máy tính dự phòng.

Đợt thi chính thức đầu tiên diễn ra trong hai ngày 30, 31/5, đợt 2 từ ngày 1 – 2/8/ tại các địa điểm thi ở Hà Nội là ĐHQG Hà Nội, ở Đà Nẵng là Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ở Nghệ An là Trường ĐH Vinh, ở Thanh Hóa là Trường ĐH Hồng Đức, ở Hải Phòng là Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, ở Nam Định là Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định và ở Thái Nguyên là Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.


ĐHQG Hà Nội, tuyển sinh, đánh giá, năng lực


Ông Sái Công Hồng, giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội, lưu ý một số vấn đề kỹ thuật với học sinh dự thi thử. Ông Hồng cho biết trong mỗi phòng thi dự phòng tối thiểu 10% số lượng máy tính. Tùy trường hợp trục trặc kỹ thuật mà máy tính sẽ tự cộng thêm thời gian cho thí sinh làm bài, hoặc thí sinh sẽ được chuyển sang máy tính khác, hoặc được chuyển sang ca thi ngay tiếp sau.


ĐHQG Hà Nội, tuyển sinh, đánh giá, năng lực


Quy trình xây dựng đề thi được tiến hành theo 13 bước. Đề thi được tổ hợp ngẫu nhiên theo ma trận đề thi, các câu hỏi đã được chuẩn hóa. Việc rút câu hỏi đã được lập trình sao cho các đề thi có độ khó tương đương, không có sự may rủi nào khi thí sinh làm bài thi. Tuy nhiên, để tăng cường chống đoán mò, ngoài các câu trắc nghiệm, trong đề thi còn có một số câu tự luận yêu cầu học sinh phải tính toán cụ thể.


ĐHQG Hà Nội, tuyển sinh, đánh giá, năng lực


Bài thi gồm 3 phần với 2 phần thi bắt buộc và 1 phần thi tự chọn với 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian đếm ngược được tính riêng với mỗi phần thi.Tổng thời gian làm bài là 195 phút.


ĐHQG Hà Nội, tuyển sinh, đánh giá, năng lực


Đối với các đợt thi chính thức, kết quả bài thi có giá trị sử dụng để đăng ký dự tuyển vào ĐHQG Hà Nội trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi. Riêng bài thi ngoại ngữ gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 90 phút. Kết quả thi ngoại ngữ có giá trị xét tuyển vào trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) trong năm 2015.


ĐHQG Hà Nội, tuyển sinh, đánh giá, năng lực


Đây là những học sinh đầu tiên hoàn thành bài thi thử. Không phải em nào cũng có nguyện vọng 1 vào ĐHQG Hà Nội, nhưng tất cả đều tỏ ra khá hào hứng với đề thi kiểu mới có phạm vi kiến thức rộng, nhiều câu hỏi đưa ra những tình huống trong cuộc sống cần vận dụng kiến thức để giải quyết. "Điều bọn em rất thích nữa là được biết kết quả ngay sau khi hoàn thành bài thi, không phải chờ đợi căng thẳng".

 

ĐHQG Hà Nội, tuyển sinh, đánh giá, năng lực

Trần Xuân Thảo, học sinh lớp 12A/15 là một trong hai học sinh đạt điểm cao nhất của đợt thi thử này – em được 113/ 140 điểm. Thảo cho biết trước buổi thi em chưa từng thử làm bài thi dạng này.

Theo Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội, từ khi công bố bài thi thử trên mạng, tính trung bình mỗi ngày có 3.000 lượt người vào xem và làm thử, trong đó tỉ lệ làm hết 140 câu trong bài thi chiếm 70%. Số điểm cao nhất là người thi thử đạt được là 135 điểm.


ĐHQG Hà Nội, tuyển sinh, đánh giá, năng lực

Học sinh ra về sau buổi thi thử.

Ông Nguyễn Kim Sơn cho biết thời gian đăng ký dự thi đợt 1 bắt đầu từ ngày 25/3 - 15/4, đợt 2 từ ngày 20/6 - 10/7. "Chúng tôi đã tính đến hai khả năng xảy ra đối với đợt thi đầu tiên, đó là rất ít hoặc rất nhiều thí sinh dự thi. Nếu ít, chúng tôi cũng chấp nhận, coi đó là chuyện bình thường vì đây là việc đụng chạm tới tương lai của các em, sự thận trọng của phụ huynh và thí sinh là dễ hiểu. Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu học sinh được tiếp cận đầy đủ thông tin thì sẽ không ít thí sinh tham dự đợt thi này". 

Theo Ngân Anh/VietNamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.