“Đắng lòng” với những chuyện rút-nộp hồ sơ Đại học 2015

Thuê xe cấp cứu 115 đi rút hồ sơ đại học cho con, cả 2 mẹ con chạy đôn chạy đáo vẫn bị "bật khỏi ngành"... là những chuyện bi hài xảy ra khi rút hồ sơ đại học cho con.

Thuê xe cấp cứu 115 đi rút hồ sơ đại học cho con, cả 2 mẹ con chạy đôn chạy đáo vẫn bị "bật khỏi ngành"... là những chuyện bi hài xảy ra khi rút hồ sơ đại học cho con.

Thuê xe cấp cứu 115 đi rút hồ sơ đại học cho con

Trước tình thế “nước sôi, lửa bỏng”, hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học nguyện vọng 1 là 17h ngày 20/8, trong khi đó chặng đường từ thành phố Hà Tĩnh đến Hà Nội dài hơn 350km, chị Nguyễn Thị Tuyết (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) đã phải thuê xe 115 cấp tốc ra Hà Nội nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển cho con trai.

“Cười ra nước mắt” chuyện rút hồ sơ vào đại học
Tài xế xe 115 đi "cấp cứu" hồ sơ đại học (Ảnh Lao động)

Trao đổi với báo Lao động, anh Trần Hữu Đại- người lái chuyến xe “cấp cứu Đại học” có một không hai ấy chia sẻ: “Lái xe nhiều năm, nhưng lần đầu tiên tôi gặp trường hợp đặc biệt này. Chị Tuyết lên xe yêu cầu chạy gấp rút, nhưng vẫn dặn là phải an toàn. Suốt hành trình, hai mẹ con gọi điện thoại liên tục”.

“Đây là chuyến xe bão táp. Đến cổng trường ĐH, hai mẹ con sốt sắng gọi điện thoại, hốt hoảng rút tiền thuê xe trả. Số tiền là 4,8 triệu đồng”, anh Đại nói.

Thuê trọ 5 ngày rút hồ sơ đại học cho con

Theo tin tức trên báo Tuổi trẻ, đó là trường hợp của bà Trần Thị Nguyệt, phụ huynh của thí sinh Đậu Thị Nhật Lệ, học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Bà Nguyệt cho hay mẹ con bà đón xe từ huyện Chư Păh ra Huế sáng 7-8 nhưng vì gặp rắc rối về thủ tục nên lại bị hẹn đến ngày 12/8 nhận lại hồ sơ.

Bà Nguyệt than thở: “Hai mẹ con thuê nhà trọ ở Huế đã ba ngày rồi mà vẫn chưa lấy được hồ sơ. Vậy là phải thuê phòng trọ ở lại thêm hai ngày nữa mới lấy được hồ sơ. Nóng ruột nóng gan quá!”.

“Cười ra nước mắt” chuyện rút hồ sơ vào đại học
Hai mẹ con chị Nguyệt chờ nhận lại hồ sơ (Ảnh Tuổi trẻ)

Được biết, Nhật Lệ được 22 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 vào ngành giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế). Tuy nhiên, sau khi thấy nhiều bạn điểm cao hơn nên phải rút hồ sơ để nộp vào ngành giáo dục tiểu học của ĐH Phú Yên.

2 mẹ con chạy đôn chạy đáo mọi nơi vẫn bị “bật khỏi ngành”

Thông tin ghi nhận của PV Vnexpress, tại trường Đại học Công nghiệp, 2 mẹ con em Nguyễn Công Thành (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã túc trực ở đây 4 ngày để theo dõi tình hình nộp hồ sơ.

Do biến động về điểm chuẩn nên mỗi ngày Thành đều phải thay đổi nguyện vọng, chuyển sang ngành lấy điểm thấp hơn nếu thấy mình ở trong vòng nguy hiểm.

Tuy nhiên, cả 3 lần thay đổi nguyện vọng, Thành đều “tạch” khỏi các ngành đăng kí, chỉ còn ngành điện tử truyền thông là có cơ hội. “Được 20 điểm, trường lấy 490 chỉ tiêu, đến trưa nay em ở vị trí 381. Vị trí này không an toàn bởi nhiều bạn từ các trường tốp trên đang ào ào đến nộp hồ sơ", Thành lo âu nói.

Khi bị bật ra khỏi ngành, Thành và mẹ phải chạy đôn chạy đáo qua các trường khác như Thủy lợi, Điện lực, Kỹ thuật Công nghiệp để theo dõi tình hình.

Nộp hồ sơ đại học không khác gì chơi chứng khoán

Để “chạy đua” tính toán nộp hồ sơ đại học cho con, nhiều phụ huynh phải bỏ làm nhiều ngày chỉ để chực chờ từ sáng đến chiều trong trường, rồi trước khi về nhà vào buổi chiều tối họ cũng chỉ biết được các con số có bao nhiêu người rút hồ sơ ra, bao nhiêu người nộp hồ sơ vào, để biết con của họ đang rơi vào điểm top nào.

“Cười ra nước mắt” chuyện rút hồ sơ vào đại học

“Cười ra nước mắt” chuyện rút hồ sơ vào đại học

“Cười ra nước mắt” chuyện rút hồ sơ vào đại học
Phụ huynh lẫn học sinh mệt mỏi trực chờ nộp rồi rút hồ sơ đại học

Anh Thanh, học viên Cao Học Trường Thương Mại đang ngồi phân tích với các em của mình về khả năng “thắng - thua” nộp hồ sơ đại học cũng không khác gì như lên sàn chứng khoán. Cậu cho biết: “Hồ sơ nộp vào lên đến 5.000 nhưng đã rút gần chục ngày nay rồi. Tôi nhẩm tính mỗi ngày có khoảng 80-150 hồ sơ được rút đi, có hôm lên đến 175 hồ sơ được rút đi.

ĐH Thương Mại có chỉ tiêu đầu vào các khoa là 3.800 thí sinh, trong khi điểm sàn trung bình 23. Lấy đâu ra 3.000 sinh viên trung bình từ 22-24 điểm để nộp vào trường? Trong khi từ trước đến nay điểm cao như vậy thí sinh sẽ nộp hồ sơ tại ĐH Kinh tế quốc dân.”

Thanh chỉ ra thêm: “Một phiếu nguyện vọng 1 ghi đến 4 ngành, nhưng 4 ngành đều có số điểm tương đương nhau như vậy xếp hạng không đúng, ảo nhiều. Năm nay, tôi thấy hồ sơ ảo nhiều hơn năm ngoái, năm ngoái các bạn thi 2 trường đã bị kêu là ảo nhưng còn bớt hơn năm nay, tận 4 nguyện vọng. Quy định của Bộ quá là khó! Lo thi, lo chọn ngành, lo rút hồ sơ, rồi rút để xem các trường nộp vào trường nào.”

Bật khóc những ngày chờ trực ở Hà Nội theo dõi tình hình xét tuyển

Bà Nguyễn Thị Hồng (60 tuổi, quê Hải Phòng) cho biết, cả một tuần qua, bà và con gái là Vũ Thị Phương Hạnh phải thuê trọ ở gần trường Đại học Kinh tế Quốc dân để theo dõi tình hình xét tuyển.

Hạnh thi tốt nghiệp THPT quốc gia được 24,25 điểm. Ban đầu, Hạnh nộp vào khoa Quản trị kinh doanh của Đại học Ngoại thương, nhưng đến 17/8 thì rút vì không còn cơ hội. Đến sáng ngày 20/8, em quyết định rút hồ sơ vào Học viên Tài chính vì dự kiến điểm chuẩn đến ngày 19/8 là 21,75.

Ở nhà, 3 chị gái Hạnh cũng túc trực bên máy tính 24/24 để tính toán cơ hội để quyết định rút hay nộp hồ sơ.

Bà Hồng bật khóc khi nói đến những ngày ăn chực nằm chờ ở Hà Nội theo dõi tình hình xét tuyển cùng con gái. Ảnh: Phan Thảo.
Bà Hồng bật khóc khi nói đến những ngày trực chờ ở Hà Nội nộp hồ sơ đại học cho con (Ảnh Vnexpress)

"Nhà tôi, cả họ phải lao vào tính toán. Vợ chồng tôi cả mấy tuần nay không làm ăn gì, chỉ biết nấu ăn phục vụ cho các con ngồi tính toán điểm chác. Tôi xem tivi thấy lãnh đạo nói thí sinh biết lo lắng sẽ trưởng thành lên. Nhưng tuổi các cháu chưa đến lúc phải chịu đựng cảnh tính toán như chơi chứng khoán thế này", bà Hồng nói cảnh thí sinh chen chúc nộp hồ sơ chẳng khác gì chợ hoa ngày 30 Tết.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.