- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Được người nhặt rác nuôi, nam sinh đỗ đại học số 1 châu Á, từ chối 35 tỷ bù đắp
Bị bỏ rơi từ nhỏ, Lý Thiên Tứ đỗ vào Đại học Thanh Hoa, từ chối hàng chục tỷ đồng bồi thường từ cha mẹ ruột để bảo vệ cha nuôi.
Câu chuyện về Lý Thiên Tứ- chàng trai từng bị cha mẹ ruột bỏ rơi nhưng may mắn được một người nhặt rác cưu mang, nuôi dưỡng, để rồi sau này thi đỗ vào đại học số 1 châu Á vẫn luôn được cư dân mạng Trung Quốc lan truyền.
Câu chuyện về chàng trai Lý Thiên Tứ vẫn thường được cư dân mạng Trung Quốc nhắc đến. Ảnh: Baidu
Bị bỏ rơi, trưởng thành nhờ tình thương
Một buổi sáng ngày 15/9/1990, tại một công viên nhỏ ở vùng quê Bảo Thạch, tỉnh Tứ Xuyên (phía Tây Nam Trung Quốc), người nhặt rác mưu sinh Lý Trường Giang nghe thấy tiếng khóc giữa bãi cỏ. Ông phát hiện một đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi trong chiếc hộp bìa cứng, chỉ được quấn vài mảnh vải mỏng.
Dưới tấm lót của đứa trẻ có một mẩu giấy ghi vỏn vẹn thời gian sinh: 2h15 phút sáng cùng ngày. Ông Lý mang em bé về nhà, hy vọng có thể tìm lại cha mẹ ruột. Nhưng sau nhiều ngày chờ đợi mà không ai đến nhận, ông cùng vợ quyết định nuôi nấng đứa trẻ, đặt tên là Lý Thiên Tứ.
Dù cuộc sống vô cùng khốn khó nhưng hai vợ chồng vẫn hết lòng chăm sóc cậu bé như con ruột. Lý Thiên Tứ lớn lên trong tình yêu thương và sự bảo bọc của cha mẹ nuôi.
Ngay từ nhỏ, cậu đã thể hiện tư chất thông minh, chăm chỉ giúp cha mẹ nhặt vải vụn kiếm thêm thu nhập nhưng vẫn luôn đứng đầu lớp.
Sau này, bằng sự nỗ lực không ngừng, cậu đã thi đỗ vào Đại học Thanh Hoa- một trong những trường danh giá nhất Trung Quốc và thế giới. Với số điểm 705, Thiên Tứ đã làm nức lòng cả vùng quê nghèo bởi cậu là học sinh làng đầu tiên trúng tuyển đại học.
Sau khi lên đại học, nam sinh đã dùng số học bổng đầu tiên nhận được để mua một đôi giày da cho bố và một bộ quần áo mới cho mẹ nuôi.
Cuộc hội ngộ không mong đợi
Khi đang học năm thứ 2, Lý Thiên Tứ bất ngờ nhận được cuộc gọi từ cha nuôi, thông báo mẹ nuôi lâm bệnh nặng. Khi trở về, anh biết rằng nguyên nhân khiến bà suy sụp lại đến từ một cuộc gặp gỡ.
Một cặp vợ chồng trung niên đã tìm đến nhà ông Lý, tự nhận là cha mẹ ruột của Thiên Tứ. Người đàn ông tên Tề Quốc Khánh là một doanh nhân thành đạt với khối tài sản hơn 100 triệu NDT (khoảng 350 tỷ VNĐ).
Trước những lời mời chào vật chất, chàng trai vẫn kiên định tình nghĩa sâu nặng dành cho người đã nuôi dưỡng mình, khiến nhiều người càng thêm nể phục. Ảnh: Baidu
Ông cùng vợ cho biết, năm xưa, vì tình yêu bị gia đình phản đối nên buộc phải lén lút sinh con. Ngay sau khi cậu bé chào đời thì ông ngoại đã bí mật mang cậu bỏ đi.
Suốt nhiều năm, họ không ngừng tìm kiếm đứa con thất lạc. Giờ đây, họ muốn nhận lại con trai và sẵn sàng bồi thường 10 triệu NDT (gần 35 tỷ VNĐ) cho cha mẹ nuôi.
Tuy nhiên, vợ chồng ông Lý Trường Giang không chấp nhận. Đối với họ, Lý Thiên Tứ là con trai duy nhất và là đứa trẻ họ đã dốc lòng yêu thương suốt hơn 20 năm. Căng thẳng giữa hai bên kéo dài và nỗi đau tinh thần đã khiến mẹ nuôi của Thiên Tứ suy sụp rồi qua đời.
Quá đau đớn trước mất mát này, Lý Thiên Tứ đã đưa ra một quyết định khiến mọi người kinh ngạc: Anh từ chối nhận lại cha mẹ ruột dù biết họ không cố tình bỏ rơi mình.
Đối với anh, người đã yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ anh khôn lớn mới thực sự là cha mẹ. Anh kiên quyết yêu cầu cha mẹ ruột rời đi, không nhận một đồng nào từ họ.
Dù cha mẹ ruột đã cố gắng thuyết phục nhưng họ cuối cùng cũng chấp nhận quyết định của con trai và không ép buộc anh nữa. Cho đến nay, Lý Thiên Tứ chỉ nhận cha nuôi Lý Trường Giang là cha và chưa từng tìm gặp lại cha mẹ ruột.
Hiện nay, trên các diễn đàn mạng xã hội Trung Quốc, những lời chia sẻ và bình luận vẫn không ngừng thể hiện sự đồng cảm, khâm phục dành cho chàng trai trẻ, sự xúc động trước tình thương vô điều kiện của gia đình cha mẹ nuôi đối với người con không cùng máu mủ.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục29 phút trướcSau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều trường đại học triển khai dạy học trực tuyến từ 1-3 tuần đầu nhằm giảm tình trạng ùn tắc khi sinh viên về quê và trở lại trường.
-
Giáo dục1 giờ trướcTrưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị bổ sung quy định, dù phụ huynh tự nguyện cho con học thêm thì giáo viên cũng không được thu tiền.
-
Giáo dục1 giờ trướcThủ tướng giao lãnh đạo các địa phương chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
-
Giáo dục6 giờ trướcNhiều trường hot tại Hà Nội công bố lịch tuyển sinh lớp 6, năm học 2025-2026 với các phương thức như xét học bạ, đánh giá năng lực.
-
Giáo dục7 giờ trướcTừ đầu tháng 2 tới nay, nhiều trường học bắt đầu dừng dạy thêm khiến phụ huynh lo lắng, tìm đâu ra lớp học thêm chi phí rẻ, điều kiện tốt như ở trường cho con.
-
Giáo dục7 giờ trướcNgay sau khi biết tin trường THCS nơi con học và lớp tại nhà thầy cô đều không tiếp tục dạy thêm, chị Nhung lập tức hỏi người quen, lên mạng tìm kiếm gia sư kèm con. “Cháu học kém, sang năm thi vào 10 rồi, giờ không học thêm làm sao kịp”, chị nói.
-
Giáo dục20 giờ trướcHoạt động dạy thêm giúp giáo viên cải thiện nguồn thu nhập mỗi tháng, nhưng dạy thêm thế nào là đúng quy định luôn là vấn đề được thầy cô quan tâm.
-
Giáo dục1 ngày trướcLựa chọn ngành học phù hợp với nữ giới học giỏi Toán và mang lại mức lương cao được nhiều bạn trẻ quan tâm.
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 tại TP HCM sẽ diễn ra vào hai ngày 6 và 7-6, gồm 3 môn: Ngữ văn, toán, và ngoại ngữ
-
Giáo dục1 ngày trướcHơn 4.000 giáo viên tại Hà Nội vừa có tâm thư gửi lãnh đạo TP Hà Nội đề nghị điều chỉnh đối tượng được thụ hưởng thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 46/2024/NQ- HĐND ngày 10/12/2024 cho cán bộ, công chức, viên chức.
-
Giáo dục1 ngày trướcNguyễn Thụy Như Anh tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi và Nguyễn Thị Thu Hiền đang học đại học ngành sư phạm âm nhạc đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ vào năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm 2025, nhiều trường đại học lớn, trong đó có các trường đại học ngành sư phạm thông báo bỏ phương án xét tuyển bằng kết quả học tập (học bạ) bậc THPT.
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay diễn ra 6 đợt với quy mô 85.000 lượt thí sinh, lệ phí 600.000 đồng/lượt.
-
Giáo dục2 ngày trướcTính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều tỉnh, thành phố thông báo về việc lựa chọn môn thứ 3 thi vào lớp 10 THPT 2025, hầu hết các địa phương chọn môn Tiếng Anh.