Giáo dục Việt Nam ở đâu sau những thống kê ấn tượng

Năm 2015, một số tổ chức quốc tế đưa ra những thống kê khá "đẹp" khi xếp giáo dục phổ thông Việt Nam trên Anh, Mỹ; trình độ tiếng Anh vượt Thái Lan, Nhật Bản.

Năm 2015, một số tổ chức quốc tế đưa ra những thống kê khá "đẹp" khi xếp giáo dục phổ thông Việt Nam trên Anh, Mỹ; trình độ tiếng Anh vượt Thái Lan, Nhật Bản.

Theo nhiều chuyên gia nhận định, những vị trí xếp hạng này chỉ là một kênh tham khảo để tìm ra và phân tích sâu hơn những vấn đề ẩn sau nó, từ đó thấy được giá trị thật và cái một cái nhìn toàn diện hơn.

Thấp hơn Lào, cao hơn... Mỹ?

Tháng 5/2015, tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố bảng xếp hạng chất lượng giáo dục toàn cầu dựa vào kết quả kiểm tra môn Toán và Khoa học của học sinh lứa tuổi 15. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 12, đứng trên các nước như Anh và Mỹ.

Giáo dục Việt Nam ở đâu sau những thống kê ấn tượng
Có nhiều nguyên nhân khiến giáo viên tiếng Anh lệch chuẩn. Ảnh: Người Lao Động.

Thang điểm so sánh được tính theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD, xu hướng nghiên cứu quốc tế về Toán học và Khoa học (TIMMS) của Mỹ, và TERCE, nghiên cứu thành tích học tập của học sinh quốc gia khu vực Mỹ Latin.

Tuy nhiên, nếu xét theo năng suất lao động - tiêu chí chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình giáo dục và đào tạo - Việt Nam lại đứng cuối bảng ngay tại "sân nhà" Đông Nam Á, thấp hơn cả Lào.

Theo báo cáo về năng suất lao động gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam được xếp vào nhóm có năng suất lao động thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần. Việt Nam là một trong ba nước có năng suất lao động thấp nhất ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia.

Lý giải mâu thuẫn trên, nhiều chuyên gia cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam đang quá dài trong khi khâu phân luồng, đào tạo cử nhân, lao động có chuyên môn kỹ thuật lại chưa bám sát thực tế.

GS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT cho rằng, không thể phủ nhận mối liên hệ giữa quá trình giáo dục đào tạo với năng suất lao động. Đào tạo ra lao động có tay nghề và làm việc hiệu quả quan trọng hơn việc xếp hạng cao về Toán hay Khoa học.

Theo tiến sĩ Lương Hoài Nam, giáo dục Việt Nam duy trì sự cào bằng nội dung giáo dục cho tất cả học sinh trong suốt 12 năm, trong khi theo các nước phân luồng giáo dục, số năm học phổ thông là 6. Sau đó, các em bắt đầu chọn những hướng đi khác nhau như theo hướng hàn lâm hoặc học nghề. Trong khi đó, học sinh ở nước ta hết 12 năm mới tốt nghiệp THPT, cần thêm 3 năm nữa mới xong cao đẳng.

Giáo viên chưa đạt chuẩn, học sinh sao giỏi tiếng Anh

Vừa qua, theo bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ 2015 của tổ chức giáo dục EF Education First(Thụy Sỹ), Việt Nam xếp thứ 29/70 quốc gia về khả năng tiếng Anh, trên Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan... Xếp hạng này khiến nhiều người lạc quan hơn về trình độ tiếng Anh của người Việt.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy điều ngược lại: Hơn 50% giáo viên tiếng Anh tiểu học, 63,29% bậc THCS và 73,88% cấp THPT chưa đạt chuẩn. Đó là con số được Bộ GD&ĐT đưa ra tại hội thảo tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học ngày 22/1/2016.

Theo tiến sĩ Sái Công Hồng, Phó viện trưởng Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, sự yếu kém của giáo viên tiếng Anh bậc phổ thông là lỗi hệ thống bắt nguồn từ khâu đào tạo nhân lực. Bài sát hạch trình độ giáo viên yêu cầu phải thông thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết, trong khi trước đây họ chỉ tập trung học kỹ năng đọc, viết.

Thạc sĩ Đoàn Nương, giảng viên khoa Sư phạm tiếng Anh (Đại học quốc gia Hà Nội), cho rằng, sở dĩ trình độ tiếng Anh của Việt Nam vẫn xếp hạng cao vì bản thân học sinh đang phải nỗ lực "tự bơi" bằng mọi cách như học thêm ở trung tâm, gia sư để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.

Từng tham gia soạn chương trình và trực tiếp giảng dạy nghiệp vụ cho các giáo viên phổ thông theo đề án 2020, bà Nương hiểu rõ thực trạng yếu kém về chuyên môn của giáo viên tiếng Anh bậc phổ thông.

"Quá trình đào tạo chưa đủ khắt khe và môi trường làm việc cũng không yêu cầu họ phải nâng cao trình độ, giáo trình dạy gần như là học thuộc lòng", nữ thạc sĩ nói.

Từ những thực tế đó, không ít chuyên gia giáo dục cho rằng, đằng sau những thống kê "khá đẹp" của các tổ chức (thường theo một số tiêu chí riêng của họ), giáo dục Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục.

Theo Zing



Bộ xương khủng long dài bằng 2 xe buýt được bán đấu giá hơn 6 triệu USD
Một bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.