4 điều ngỡ ngàng về cách giáo dục trẻ ở Nhật Bản

Sau 7 năm sinh sống và cho con đi học ở Nhật, một người mẹ Trung Quốc đã chia sẻ cảm nhận về những điều thú vị trong cách sống và đặc biệt bất ngờ về cách giáo dục trẻ ở đất nước mặt trời mọc này.

Sau 7 năm sinh sống và cho con đi học ở Nhật, một người mẹ Trung Quốc đã chia sẻ cảm nhận về những điều thú vị trong cách sống và đặc biệt bất ngờ về cách giáo dục trẻ ở đất nước mặt trời mọc này.

Chú trọng giáo dục mầm non

Sau quá trình sinh sống ở Nhật, cô nhận ra người Nhật đặc biệt chú trọng giáo dục mầm non. Mỗi bà mẹ Nhật đều mong muốn được ở bên con và tự tay chăm sóc con ngay từ sau sinh. Nhiều bà mẹ đã nghỉ hẳn công việc và trở thành một bà mẹ nội trợ hoàn toàn. Với họ, giai đoạn trẻ trước 3 tuổi đặc biệt quan trọng, họ coi đó là giai đoạn “gieo hạt mầm”. Sau 3 tuổi, trẻ đã hình thành cơ bản về tính cách và cha mẹ gặp khó khăn hơn trong việc giáo dục trẻ. Chính vì vậy, các ông bố trong gia đình trở thành trụ cột kinh tế duy nhất trong gia đình thời kỳ này. Họ chăm chỉ cần mẫn để tăng thu nhập trong gia đình, cũng như vẫn hoàn thành khối lượng công việc đáp ứng nhu cầu phát triển của toàn xã hội. Các bà mẹ sẽ quay trở về làm việc sau khi con lên 3, 4 tuổi và không những không ảnh hưởng nền kinh tế Nhật mà lại mang đến lợi ích cho gia đình và xã hội khi đào tạo thế hệ sau một cách bài bản.

Tuy vậy, mẹ Trung Quốc không khỏi ngạc nhiên khi dù mẹ Nhật ở nhà nhưng mọi nguồn thu nhập trong gia đình do các mẹ quản lý. Mỗi tuần hoặc tháng, các bà vợ dành cho chồng mình một khoản để chi tiêu, số còn lại được họ cất giữ. Ông bạn Nhật của cô giải thích: Người phụ nữ trong gia đình đã nguyện từ bỏ công việc mà yên phận làm “người vợ, người mẹ chuyên chức” nên nếu họ không được quyền quản lý kinh tế, họ sẽ có cảm giác bất an và dễ nảy sinh stress, gây ảnh hưởng đến hoà khí gia đình và gây ảnh hưởng xấu khi tạo môi trường lành mạnh nuôi dạy con.

Nguyên tắc ăn, mặc 7/10

Giáo dục trẻ ở Nhật
Người Nhật muốn con cái họ thích nghi tốt với thời tiết nên ta dễ bắt gặp những bộ đồng phục trên thu dưới hè của trẻ em và cũng ít bắt gặp trẻ em béo phì ở Nhật.

Ngoài ra, cách nuôi dạy của người Nhật luôn theo nguyên tắc: ăn 7/10, mặc 7/10. Nghĩa là họ không ép con ăn quá no, và cũng không quá lo trẻ bị lạnh. Người Nhật muốn con cái họ thích nghi tốt với thời tiết nên ta dễ bắt gặp những bộ đồng phục trên thu dưới hè của trẻ em và cũng ít bắt gặp trẻ em béo phì ở Nhật.

Người Nhật cũng tin vào khả năng tự miễn dịch nên rất ít lạm dụng thuốc kháng sinh đối với trẻ nhỏ. Vậy mà người Nhật vẫn là đất nước có dân số tuổi thọ cao nhất trên thế giới vì họ đặt vấn đề sức khoẻ lên hàng đầu. Người Nhật rất coi trọng những vấn đề về vệ sinh, y tế, an toàn thực phẩm, ăn uống khoa học, môi trường sạch cũng như hoạt động thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ. Các trường mẫu giáo ở Nhật rất sạch sẽ. Trẻ mẫu giáo tuyệt đối không mang đất cát bẩn vào lớp mà sẽ thay dép của trường.

Các trường học Nhật Bản luôn thiết kế đồng phục đẹp cho học sinh

Một điều thú vị ở Nhật, đó là họ rất coi trọng đồng phục. Khi mẹ Trung Quốc thắc mắc về điều này, cô bạn Nhật cho biết: Các trường Nhật Bản rất đầu tư vào thiết kế đồng phục đẹp cho học sinh, kiểu dáng phong phú và gia công cẩn thận. Người Nhật muốn học sinh không quên bổn phận của mình. Điều này đúng với ý nghĩa đồng phục công sở. Một người khi mặc đồng phục nghiêm túc sẽ có tâm lý không muốn làm việc xấu.

Giáo dục trẻ ở Nhật
Các trường Nhật Bản rất đầu tư vào thiết kế đồng phục đẹp cho học sinh, kiểu dáng phong phú và gia công cẩn thận.

Người Nhật coi trọng dạy con thực hành và các kỹ năng sống

Khi được đến tham quan một trường trung học ở Tokyo, bà mẹ Trung Quốc được tham gia một buổi diễn giảng cùng hiệu trưởng, giáo viên và chuyên gia tâm lý. Cô nhận thấy người Nhật rất coi trọng việc giáo dục trẻ thực hành và hoàn thiện nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Từ việc mở những lớp học đan móc, khâu vá, nấu nướng đơn giản đến những lớp võ tay không, bơi lội, đấu vật.... Võ sỹ đạo là môn học được ưa chuộng nhất. Mỗi trường đều xây một nhà thi đấu võ riêng và thường xuyên tổ chức các buổi đấu. Họ cho rằng võ Nhật rèn luyện cho con họ sức khoẻ và hơn nữa là tinh thần bất khuất kiên cường. Bên cạnh đó, họ luôn đề cao vấn đề tâm lý của học sinh. Theo nghiên cứu, rất nhiều em học sinh gặp trở ngại tâm lý từ khi còn nhỏ nên mỗi trường học đều có một chuyên gia tâm lý riêng.

Giáo dục trẻ ở Nhật
Võ sĩ đạo là môn học được ưa chuộng ở Nhật vì họ cho rằng võ Nhật rèn luyện cho con họ sức khoẻ và hơn nữa là tinh thần bất khuất kiên cường.

Trong một lần dùng bữa cùng một giám đốc người Nhật, bà mẹ Trung Quốc thắc mắc rằng điều gì khiến mọi người dân Nhật từ nhỏ đến lớn đều rất có kỷ luật. Vị khách Nhật trả lời ngắn gọn rằng: “Ngay thẳng, chân thành, tự tu dưỡng rồi mới tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Quả thật, người Trung Quốc luôn thích giảng giải về những đại sự lớn lao nhưng không thực tế, cũng như nhắm tên bắn vào không trung và không phát huy được tác dụng. Nói điều triết lý lớn lao không khó nhưng đằng sau những điều ấy là những đạo lý đơn giản hơn, và sau nữa lại là những tiểu tiết nhỏ hơn trong chính cuộc sống hàng ngày, mà người thực hành được những điều ấy mới thật đáng quý. Và người Trung Quốc có câu: Hiểu thì phải làm, làm được nghĩa là hiểu. Hiểu mà không làm, kỳ thực là không hề hiểu.

Nước Nhật bé nhỏ về diện tích lại chịu nhiều thiệt thòi về khí hậu nhưng văn hoá và giáo dục nước này vẫn khiến người dân các nước không chỉ Trung Quốc mà cả những cường quốc phải bất ngờ và thán phục.

Tác giả của bài viết là một người mẹ Trung Quốc đã sinh sống 7 năm và cho con đi học ở Nhật. Cô thường xuyên có những bài viết chia sẻ về những điềuthú vị trong cách sống và đặc biệt là những điều khiến cô bất ngờ về cách giáo dục trẻ ở Nhật Bản.

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.