- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngỡ ngàng lý do mẹ Nhật không cho con học ở phòng riêng
Trong khi nhiều gia đình cố cho con học phòng riêng để "tập trung", mẹ Nhật sẽ làm ngược lại.
Nhiều cha mẹ Việt cố gắng sắp xếp để con có được một góc học tập riêng biệt, với điều kiện tốt nhất có thể, thường sẽ là hẳn một phòng riêng. Chúng ta cho rằng môi trường yên tĩnh có thể khiến trẻ em tập trung vào việc học. Vậy nhưng tại sao trong một đất nước coi trọng giáo dục như Nhật Bản, các bậc cha mẹ lại không làm như vậy?
Trong quá trình sống ở Nhật Bản, tôi thường đến thăm nhà một số người bạn của tôi. Qua thời gian, tôi dần phát hiện ra rằng rất nhiều gia đình ở Nhật Bản không dành phòng riêng cho trẻ để học bài mà thường là người lớn trẻ con đều ở chung trong phòng khách hoặc các phòng chung của gia đình, ai làm việc nấy, trẻ con cũng học bài làm bài ở đó luôn.
Điều này khiến tôi vô cùng ngạc nhiên và bắt đầu có ý muốn tìm hiểu. Một người bạn Nhật của tôi đã giải thích rằng, trước đây trẻ em Nhật cũng được cha mẹ cung cấp cho phòng riêng để học tập. Vậy nhưng sau đó, họ phát hiện ra rằng nếu để con học trong phòng kín, trẻ không những không tập trung vào đọc mà thậm chí, không có sự giám sát của người lớn, trẻ còn sẽ bí mật chơi trò chơi hoặc chat với bạn bè qua điện thoại di động.
Tệ hơn nữa là nhiều nghiên cứu còn cho thấy những đứa trẻ con một đã thường có thói quen nghĩ mình là trung tâm, cả gia đình phải để ý chiều chuộng thì khi ở phòng riêng để học tập sẽ càng phát triển nhiều thói quen xấu. Người Nhật cảm thấy điều tồi tệ nhất khi một đứa trẻ có phòng riêng, đó là nó sẽ cản trở bọn trẻ cùng các thành viên khác trong gia đình trò chuyện giao tiếp.
Nhiều trẻ sau khi ăn tối sẽ ngay lập tức nói, "Con về phòng học bài đây", không hăng hái giúp cha mẹ dọn dẹp rửa bát, cũng không giao tiếp nhiều, khoảng cách thế hệ sẽ càng xa.
Nghĩ đến gia đình mình, cứ cơm nước xong mẹ tôi lại bận rộn trong bếp, bố ở phòng khách ngồi sofa xem tivi, con ở trong phòng không biết làm gì. Suốt một thời gian dài như vậy, cuộc sống gia đình vô cùng tẻ nhạt.
Với người Nhật, cha mẹ có quan niệm sau bữa cơm cả nhà sẽ cùng ở phòng khách, cha mẹ đọc sách báo, nghỉ ngơi, làm một số công việc trong ngày, trẻ nhỏ cũng học bài ở đấy luôn. Họ quan niệm việc cha mẹ luôn xuất hiện trước mặt con cái cũng sẽ làm gương cho con, để con thấy sau một ngày mệt nhọc, cha mẹ vẫn tiếp tục tìm hiểu, làm việc đều làm giàu kiến thức hay kiếm tiền cho gia đình. Trẻ cũng vì thế mà chăm chỉ hơn.
Mặt khác, việc học tập trong phòng khách cũng giúp trẻ có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau và tăng khả năng tập trung bởi sau này khi bạn bắt tay vào một công việc nào đó trong xã hội, nó cũng sẽ là không gian mở chứ không phải khép kín.
Trong không gian chung, các con sẽ nhìn thấy mẹ nấu ăn, làm việc nhà, và cha cũng đang làm việc chăm chỉ để kiếm tiền. Và quan trọng nhất, việc trò chuyện của trẻ em và cha mẹ sẽ được tăng cường, cả gia đình sẽ được gần gũi hài hòa hơn. Người Nhật nói việc giáo dục trẻ em như vậy mới là đúng đắn.