- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách ứng xử với những cơn phản kháng từ trẻ của cha mẹ Nhật
Khi phải đối mặt với cơn phản kháng của con ở giai đoạn 1-3 tuổi, nhiều cha mẹ vì không giữ được bình tĩnh mà quát mắng, thậm chí còn cho rằng cần phải có những biện pháp cứng rắn.
Cùng tìm hiểu xem cha mẹ Nhật sẽ ứng xử với những cơn phản kháng của con như thế nào?
Khi phải đối mặt với cơn phản kháng của con ở giai đoạn 1-3 tuổi,
nhiều cha mẹ vì không giữ được bình tĩnh mà quát mắng, thậm chí còn cho
rằng cần phải có những biện pháp cứng rắn như cấm đoán, dùng hình phạt
để trị lại tính ương bướng đó thì mới hiệu quả. Cha mẹ Nhật sẽ ứng xử
với những cơn phản kháng của con ở độ tuổi này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Thời kỳ phản kháng là gì?
Khi con bạn lên một tuổi, bé nói chưa sõi, vốn từ chưa nhiều nên hễ không vừa ý hay không thích cái gì thì các bé sẽ luôn miệng nói “Không”, “Không chịu”… hoặc lên 2-3 tuổi là ăn vạ, cố tình làm ngược lại lời cha mẹ để tỏ ý phản kháng. Các nhà giáo dục Nhật Bản, gọi giai đoạn phản kháng ở độ tuổi này là thời kỳ phản kháng lần 1, hay “Iya iya ki”, để phân biệt với thời kỳ phản kháng lần 2 thường xảy ra vào cuối tiểu học và đầu trung học cơ sở.
Vì sao xuất hiện “thời kỳ phản kháng lần 1”
“Thời
kỳ phản kháng lần 1- không chịu đâu” là dấu hiệu cho thấy nhận thức về
cái tôi cá nhân của trẻ đã bắt đầu hình thành. Trẻ bắt đầu ý thức về sự
tồn tại của bản thân, và dần muốn khẳng định nó. Thay vì dựa hoàn toàn
vào cha mẹ, nay trẻ bắt đầu tách rời khỏi vòng bao bọc ấy để dần trở nên
độc lập. Đồng thời, hành vi phản kháng cũng chính là cách để trẻ nhận
biết và phán đoán thái độ của người khác. Giai đoạn này trẻ vẫn chưa nói
sõi, chưa biết cách diễn đạt cho người khác hiểu suy nghĩ và cảm xúc
của mình. Vì thế, việc có cảm xúc nhưng lại không truyền đạt được đã trở
thành sự mâu thuẫn, xung đột dẫn đến hành động phản kháng của trẻ, nhẹ
thì biết nói “không chịu” còn gay gắt hơn thì ăn vạ, gào khóc, cáu giận.
Giai đoạn phản kháng này sẽ kết thúc vào khoảng 3 tuổi khi trẻ đã biết
bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc, và sự mâu thuẫn không còn xảy ra trong bản
thân nữa.
Nguyên tắc ứng xử trong thời kỳ phản kháng của trẻ
Cha
mẹ cần hiểu rằng “thời kỳ phản kháng lần 1” này là một thời kỳ được
hình thành tự nhiên trong quá trình trẻ trưởng thành, tất yếu nó phải
xảy ra. Theo đó, cách cha mẹ ứng xử với nó sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự
hình thành nhân cách, tính cách và tương lai của con trẻ sau này. Các
chuyên gia giáo dục đã đúc kết những nguyên tắc vàng để xử lí trong
trường hợp con phản kháng.
1. Thể hiện sự đồng cảm:
Trẻ có chủ kiến nhưng không diễn đạt được cho cha mẹ hiểu nên mới phản
kháng. Vì vậy trẻ rất cần cha mẹ thể hiện sự đồng cảm. Qua những câu như
“À, thì ra con không thích”, hay “Ồ, mẹ biết rồi, con khó chịu đúng
không” sẽ giúp trẻ cảm nhận được rằng “À, ba mẹ rất là hiểu mình” và sẽ
trở nên tin tưởng tuyệt đối vào cha mẹ.
2. Giúp trẻ gọi tên cảm xúc mà trẻ vừa trải qua: Bên
cạnh sự đồng cảm, hãy gọi tên cảm xúc, hành động mà trẻ vừa làm như
“con rất đau đúng không”, “con khó chịu”, “con bị ngã”, “con muốn ăn kẹo
đúng không”… Đây cũng là cơ hội để dạy cho trẻ từ ngữ chỉ cảm xúc, mong
muốn. Dần dần, trẻ sẽ biết cách diễn đạt cảm xúc hay ý muốn của mình.
Ảnh minh họa
3. Tuyệt đối không phủ định, không cấm đoán: Không ít cha mẹ chọn cách quát mắng, trừng mắt “Không được!”, “Mẹ cấm!” khi trẻ phản kháng, ăn vạ, hay nghịch ngợm. Cách đó sẽ chỉ làm gia tăng cảm giác khó chịu vì không thể diễn đạt cho cha mẹ hiểu ý mình, càng khiến trẻ ăn vạ và ngang bướng hơn. Nếu liên tục bị phủ định và cấm đoán, trẻ sẽ dần mất tự tin ở bản thân, mất niềm tin vào cha mẹ.
Nếu
ngay từ giai đoạn đầu (khoảng 18 tháng) khi trẻ mới bắt đầu có những
hành vi phản kháng nhẹ nhàng như ném đồ ăn, đòi đồ chơi và nói “Không”,
cha mẹ không biết cách tiếp nhận, thể hiện sự đồng cảm, dẫn dắt trẻ thể
hiện cảm xúc ra ngoài cho người khác hiểu, mà chỉ dùng từ phủ định, thì
càng lớn lên trẻ sẽ càng ương bướng, khó bảo. Vì vậy mà trẻ nhỏ 1-2 tuổi
càng bị mắng nhiều thì khi lên 3-4 tuổi sẽ càng cứng đầu và không chịu
nghe lời.
4. Đưa ra các phương án thay thế: Sau
khi đã thể hiện sự đồng cảm, giải thích đơn giản cho bé hiểu là vì sao
không được và khi nào thì được phép, cha mẹ hãy thử gợi ý phương án thay
thế. Ví dụ như khi con muốn dùng đũa của người lớn để ăn thì đưa cho
con cái khác “A, con thử cái này xem sao”.
5. Thể hiện sự dứt khoát với việc không được phép: Đối
với những việc cần thiết phải cấm đoán hay ra giới hạn (gây phiền hà
cho người xung quanh), việc nguy hiểm đến tính mạng (sờ vào điện, dao
kéo…) thì cha mẹ nên ngồi xuống, để tầm mắt mình ngang tầm mắt trẻ, nhìn
thẳng vào trẻ và nói với giọng nghiêm túc “Mẹ biết con không thích, mẹ
cũng không thích, nhưng tuyệt đối không được làm như thế này”. Như thế
vừa làm trẻ cảm nhận được sự đồng cảm, vừa truyền tải được thông điệp
cần thiết. Cách làm này rất hiệu quả với việc trẻ nhả nhơn trêu đùa với
cha mẹ như phun mưa hay ném thức ăn.
Bí kíp khẩn cấp để xoa dịu cơn phản kháng của trẻ
Giai đoạn 1-2 tuổi:
-Vì
trẻ chưa nói sõi, không đủ từ ngữ diễn đạt cảm xúc và cha mẹ không hiểu
rõ trẻ đang muốn nói gì. Bên cạnh việc thể hiện sự đồng cảm của mình,
các giải pháp sau đây sẽ mang lại hiệu quả:
- Thay đổi môi trường: Khi trẻ khóc lóc ăn vạ hãy bế trẻ sang một không gian khác để làm phân tán độ tập trung của trẻ.
-
Mặc kệ nó: Đôi khi cũng cần để mặc trẻ khóc lóc hay ăn vạ trong vòng
5-10 phút rồi trẻ sẽ tự nín. Đây cũng là việc cần thiết để trẻ tự điều
chỉnh cảm xúc cá nhân, kiên nhẫn và học cách tự lấy lại bình tĩnh.
- Đánh lạc hướng: Khi phải rời bỏ việc trẻ đang thích, trẻ sẽ khóc lóc. Hãy bày một trò chơi khác để đánh lạc hướng trẻ.
Giai đoạn 2-3 tuổi:
Ở
giai đoạn này trẻ đã nói sõi hơn, biết diễn đạt nhiều hơn cảm xúc cá
nhân thì cách ứng xử như mục 1 sẽ phát huy hiệu quả. Ngoài ra, khi trẻ
thể hiện sự tiến bộ hãy khen ngợi, nói cho trẻ biết cha mẹ vui mừng như
thế nào. Chỉ khi trẻ biết cách thể hiện và truyền đạt cho người khác
thấy được cái tôi cá nhân của mình thì khi ấy “thời kỳ phản kháng lần 1”
mới kết thúc.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tìm
thêm những cách khác để ứng phó với cơn phản kháng của con như ra khỏi
phòng khi thấy mình sắp nổi giận với con, dành thời gian riêng cho sở
thích cá nhân, đừng quá cầu toàn, cùng con đi chơi, cùng làm đồ ăn, hay
có thể nhờ người khác trông con giúp. Nếu thấu hiểu nguyên tắc: đồng cảm
và không cấm đoán, bạn có thể khiến giai đoạn phản kháng này trôi qua
với những khoảnh khắc hạnh phúc, ngọt ngào.
Theo Trí Thức Trẻ