Bài học xương máu cho các cha mẹ có con bị bắt nạt

Từng trải qua những năm tuổi thơ khó khăn vì bị bắt nạt, người mẹ này đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho các bậc phụ huynh khi biết con bị bắt nạt.

Từng trải qua những năm tuổi thơ khó khăn vì bị bắt nạt, người mẹ này đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho các bậc phụ huynh khi biết con bị bắt nạt.

Kính gửi quý phụ huynh,

Từ năm vào cấp 2, tôi đã bị bắt nạt. Bây giờ, 19 tuổi, tôi đang có những ngày tháng tuyệt vời, nhưng trong nhiều năm trước tôi đã không hạnh phúc.

Tôi đã tự cho mình là "vô giá trị", "kinh tởm" và có lẽ tôi nên chết đi từ ngày này qua ngày khác. Sẽ là nói dối nếu như tôi bảo rằng mình không cần một ai để chia sẻ.

Sai lầm lớn nhất của tôi là đã không nói chuyện này với cha mẹ mình. Thật sự, tôi không biết phải mở lời thế nào. Tôi cảm thấy như họ không bao giờ có thể hiểu được vấn đề. Tôi nghĩ rằng nói với họ sẽ chỉ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Nhiều năm sau, tôi nhận ra một điều gì đó. Có lẽ cha mẹ đã không hiểu chính xác những vấn đề mà tôi gặp phải. Nhưng điều đó không thành vấn đề. Họ không cần phải hiểu. Họ chỉ cần biết những gì đang xảy ra, chỉ vậy thôi thì tôi đã không đi qua bóng tối một mình.

Khi tôi bắt đầu viết cuốn sách “The Survival Guide to Bullying”. Tôi quyết định dạy trẻ em cách làm thế nào để nói chuyện bị bắt nạt với cha mẹ mình và cách để cha mẹ có thể chia sẻ với con điều này.

Dưới đây là vài lời khuyên bổ ích mà tôi rút ra được trong suốt 8 năm thường xuyên bị bắt nạt. Tôi hi vọng có thể giúp được bạn và con bạn. Không ai phải tự đối phó với việc bị bắt nạt một mình.

Trân trọng,

Aija Mayrock

1. Hãy tin con bạn

Rất nhiều phụ huynh cho rằng việc con bị bắt nạt chỉ là chuyện của bọn trẻ. Nhưng không! Mỗi năm ở Mỹ có hơn 13 triệu trẻ em bị bắt nạt và tác động tiêu cực ảnh hưởng lên trẻ kéo dài đến tận tuổi trưởng thành.

Vì vậy nếu con bạn nói rằng chúng bị bắt nạt. Hãy tin tưởng và lắng nghe chúng. Đó là một bước tiến lớn, cho thấy trẻ có đủ dũng cảm để tâm sự với cha mẹ điều chúng lo sợ. Ngày xưa, tôi thậm chí không làm được điều đó. Thừa nhận cảm giác và sự lo lắng của trẻ. Hãy nói với trẻ rằng bạn sẽ luôn bên cạnh bảo vệ chúng. Thảo luận và tìm giải pháp cho tình trạng mà trẻ gặp phải.

2. Trò chuyện nhưng không la mắng hay chỉ trích con

Một số đứa trẻ sẽ không nói cho bạn biết chúng đang bị ức hiếp. Có thể do sợ hãi hay trẻ nghĩ đó là lỗi của mình hoặc đơn giản là trẻ không muốn thừa nhận việc mình bị bắt nạt với chính bản thân.

Nếu bạn thấy con mình có biểu hiện thu mình lại, có thái độ chống đối xã hội hoặc những biểu hiện khác thường, hãy dành thời gian trò chuyện cùng con.

Khi ở độ tuổi teen, tôi không bao giờ thích việc cha mẹ chỉ trích tôi với những câu hỏi hay sự quan tâm, lo lắng quá mức. Nó làm cho tôi ngột ngạt và ít cởi mở tâm sự với họ. Một cuộc trò chuyện bình thường trong một thời điểm tự nhiên khiến tôi cảm thấy thoải mái.

Có rất nhiều câu hỏi bố mẹ có thể hỏi con lúc tan trường để biết được tình hình ngày hôm đó của trẻ như thế nào. Tất cả những câu hỏi đều tự nhiên và bình thường nhưng sẽ cho phép trẻ cởi mở hơn, sẵn sàng trao đổi với bạn về vấn đề lo lắng của chúng.

Con bị bắt nạt
Khi con bị bắt nạt, bạn nên cho trẻ biết, bạn đang đứng về phía chúng hoàn toàn.

3. Lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe

Khi bị ức hiếp thật khó để có thể tìm được ai đó để trút hết nỗi niềm của mình. Tôi thích được tuôn ra hết những cảm xúc của mình khi bị bắt nạt. Đó không nhất thiết là tìm kiếm một ai đó chịu trách nhiệm về vấn đề của mình. Tôi chỉ muốn cảm giác của mình được chia sẻ với một ai đó đủ quan tâm để lắng nghe tôi.

Vì thế, lắng nghe những đứa trẻ của bạn và để chúng tuôn ra hết những cảm xúc của mình. Sau đó, khi chúng đã cảm thấy khá hơn, nói cho trẻ biết quan điểm của bạn, đưa ra lời khuyên và gợi ý cho trẻ cách giải quyết.

4. Luôn đứng về phía con

Trong những khoảnh khắc mà tôi biết rằng cha mẹ luôn đứng về phía tôi, tôi cảm thấy yên lòng và được che chở. Trong trường học, nhóm người bắt nạt sẽ hùa nhau đứng về một phía chỉ trích, nói sai sự thật hay ức hiếp bạn. Thậm chí còn đáng sợ hơn nếu như không có một ai tin tưởng bạn.

Vì vậy, bạn nên cho trẻ biết, bạn đang đứng về phía chúng hoàn toàn. Tạo ra một môi trường cởi mở và thoải mái sẽ cho phép con bạn gần gũi và trung thực với bạn hơn.

5. Lựa chọn từ ngữ một cách khôn ngoan

Khi tôi còn ở trường, tôi thường dùng những từ ngữ khác nhau cho những người khác nhau, thậm chí ngay cả khi tôi đang nói về cùng một điều. Ví dụ như: “Bạn nên nói với kẻ bắt nạt mình điều X” hay “Nếu bạn muốn một thứ gì đó, bạn có thể nói với kẻ bắt nạt điều X”.

Điều này làm tôi cảm thấy như mình có quyền lựa chọn, không phải là một yêu cầu hay mệnh lệnh. Tôi vẫn thích nói kiểu thứ hai hơn và tôi tin rằng nó rất hữu ích để đưa ra lời khuyên cho con của bạn, cho phép chúng quyền lựa chọn các giải pháp.

6. Hỏi ý kiến trẻ trước khi giải quyết sự việc

Tôi luôn nói với cha mẹ mình là đừng đến trường bởi điều đó chỉ làm cho mọi việc thêm tồi tệ hơn. Có thể trong trường hợp của tôi, điều này là đúng. Nhưng điều quan trọng nhất là bố mẹ không nên tự đến trường giải quyết sự việc mà không hỏi qua ý kiến của tôi.

Điều này một lần nữa cho thấy cha mẹ luôn bên cạnh và tin tưởng tôi. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng đến trường giải quyết sự việc sẽ tốt hơn cho con bạn. Nhưng nếu bạn làm điều đó mà không có sự cho phép của trẻ, bạn đang phá hoại niềm tin nơi trẻ dành cho bạn.

Khi bị bắt nạt, rất khó để trẻ có thể đặt niềm tin vào bất cứ ai. Vì vậy giữ một sự tin tưởng là điều sống còn để giúp trẻ tìm kiếm một môi trường hạnh phúc.

7. Hãy nhẫn nại

Lần đầu tiên bạn trò chuyện với con về việc bị bắt nạt, trẻ có thể không nói. Bạn đừng nên nản lòng mà hãy luôn kiên nhẫn. Tiếp tục trò chuyện cùng con theo những cách khác nhau trong nhiều lần. Cuối cùng, những đứa trẻ sẽ tâm sự cùng bạn. Dù có mất nhiều thời gian hơn nhưng bạn sẽ có được niềm tin nơi trẻ.

Sự hỗ trợ của cha mẹ cho tôi niềm tin để vượt qua khó khăn. Tôi ước gì mình đã có thể biết cách làm thế nào để trò chuyện cùng cha mẹ mình khi bị bắt nạt. Vì vậy, tôi hy vọng những lời khuyên này sẽ giúp bạn và con có những buổi trò chuyện gần gũi, cởi mở hơn.

Đôi nét về tác giả bài viết:

Aija Mayrock là một nhà văn, diễn viên và nhà sản xuất phim. Aija Mayrock bắt đầu viết cuốn sách “The Survival Guide to Bullying” khi cô mười sáu tuổi và hoàn thành vào năm 2015 khi cô mười chín tuổi. Cô xuất bản cuốn sách này như một món quà của mình dành cho các đứa trẻ bị bắt nạt. Ngoài viết sách cô còn viết kịch, làm phim. Cô giành được nhiều giải thưởng từ liên hoan phim quốc tế.


Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.